Đáng chú ý, về tổ chức chính quyền địa phương, cùng quan điểm với một số
đại biểu Quốc hội sáng nay, nhiều đại biểu cho rằng, việc giữ nguyên mô
hình tổ chức HĐND các cấp như hiện tại là phù hợp, không nên bỏ tổ chức
HĐND cấp xã, phường, thị trấn, chỉ nên có quy định mới với những đơn vị
hành chính đặc biệt như đặc khu hành chính-kinh tế, hải đảo…
 |
Theo các đại biểu, quyền lực phải thuộc về nhân dân, chính quyền địa
phương phải do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, chịu sự giám
sát của nhân dân. Kết quả thí điểm không tổ chức HĐND cấp xã, phường,
thị trấn tại một số địa phương vừa qua chưa giúp khẳng định được tính
hiệu quả của mô hình này, bởi chỉ có 10 tỉnh đồng ý trong khi có tới 29
tỉnh đề nghị giữ như quy đinh hiện hành. Mặt khác, qua thăm dò ý kiến
các đại biểu Quốc hội, đa số cũng ủng hộ việc giữ nguyên như quy định
hiện hành. Như vậy, ý tưởng về một mô hình chính quyền địa phương không
tổ chức HĐND là không thực tế, chưa đủ yếu tố cần cho Quốc hội xem xét,
quyết định.
Tuy nhiên, một số ý kiến cũng đề nghị, quy định về tổ chức mô hình HĐND
xã, phường, thị trấn cũng nên có hướng mở, dựa trên quy mô dân số để lựa
chọn mô hình cho phù hợp.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết,
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan,
tổ chức hữu quan nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý tối đa và
giải trình đầy đủ tất cả các ý kiến đại biểu Quốc hội và báo cáo với
Quốc hội vào ngày 18/11 tới với tinh thần xây dựng một bản Hiến pháp có
chất lượng tốt nhất trình Quốc hội xem xét thông qua.