Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ ba, 09/07/2013 02:07
Để Luật Xuất bản đi vào cuộc sống
Năm 2012 Nhà nước kỷ niệm 60 năm ngành xuất bản Việt Nam. Ngày mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập nhà in đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. 60 năm qua ngành xuất bản phát triển ra sao? So với sự phát triển của các ngành khác thế nào? So với sự phát triển chung của đất nước, của con người, của văn hóa Việt Nam nó đã đóng góp gì?

Nếu nói một cách tổng quát thì ai cũng nhận thấy, và trong mọi báo cáo của các ngành văn hóa - thông tin - du lịch - giáo dục đều khẳng định văn hóa giáo dục phát triển có đóng góp không nhỏ của ngành xuất bản... Càng chẳng sai, rõ ràng trong 60 năm qua tất cả các chỉ số của ngành xuất bản đều tăng trưởng, nếu nhìn vào con số tiến bộ thì không thể không nói ngành xuất bản phát triển tốt.

Các ấn phẩm của Nhà xuất bản Hà Nội trưng bày tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, dịp 10/10/2008.                                             Ảnh: Văn Chiến

Sẽ có bài phân tích về các con số thống kê của ngành xuất bản trong 6 thập kỷ qua vào dịp khác. Điều đáng nói, đáng bàn ở đây là thực trạng, sự ổn định phát triển của ngành xuất bản có đúng như người ta tô vẽ không? Đứng ở góc độ người dân nhìn về xuất bản hiện nay như thế nào? Góc độ những người làm công tác xuất bản nhìn về tương lai ngành xuất bản ra sao? Những nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý một ngành hết sức quan trọng đã làm gì, nghĩ gì trong sự thiếu tin tưởng của người dân, xã hội về công tác xuất bản hiện nay.

Mổ sẻ vấn đề này, chắc không đơn giản nhưng có một điều chắc chắn rằng với cơ chế lãnh đạo quản lý vĩ mô hiện nay và công tác cán bộ như hiện nay... thì cũng phải chờ nhiều thập niên nữa mới mong có một ngành xuất bản như mong muốn của các chỉ thị, nghị quyết. Cần ngay một quan điểm củng cố bộ máy quản lý nhà nước ở Trung ương gồm những người đủ đức, đủ tài, có nghề để dẫn dắt các nhà xuất bản vượt qua cơn bĩ cực hiện nay. Luật sửa đổi năm 2012 là một bước tiến bộ song không sát thực tế khách quan, có nhiều điều gượng ép mà các nhà xuất bản đã tham gia ý kiến nhưng không được tiếp thu, nó chỉ có lợi cho những người làm quản lý Nhà nước và chắc chắn nó sẽ làm chậm lại sự phát triển của ngành.

Một gian trưng bày của Viêt Nam tại Hội chợ sách Quốc tế Frankfurt lần thứ 64, tháng 10/2012.

Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến do Nhà xuất bản Hà Nội làm chủ đầu tư ra mắt đúng dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ngày 2/10/2012 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.                                                                      Ảnh: Văn Chiến

Bộ sách "Tuyển Tiểu thuyết Thăng Long - Hà Nội" gồm 8 tập, nằm trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.                                      Ảnh: VC

Vẫn có một cơ hội để Luật Xuất bản sửa đổi năm 2012 gần gũi thực tế và đi vào cuộc sống hơn đó là Nghị định Chính phủ hướng dẫn thi hành luật. Hy vọng mong manh là cơ quan quản lý xuất bản sẽ vì sự nghiệp chung mà nhìn nhận một cách khách quan để xây dựng nội dung Nghị định Chính phủ cho hợp lý, vừa quản lý được vừa tạo điều kiện để các nhà xuất bản có điều kiện hoạt động đúng luật và phát triển. Hy vọng vẫn là hy vọng. Ngày 1-7-2013 Luật Xuất bản năm 2012 bắt đầu có hiệu lực pháp luật (thi hành). Tiếc rằng nghị định vẫn phải chờ, chẳng ai xử lý để 64 nhà xuất bản phải chờ nghị định, các cơ quan xuất bản cũng chẳng biết kêu ai. Khi phải chờ nghị định làm thiệt hại lợi ích chính đáng của mình và xã hội. Hy vọng những người có chức quyền trong quản lý Nhà nước về xuất bản hãy suy nghĩ, trăn trở về các hành vi của mình để cho Luật Xuất bản đi vào cuộc sống. Để một ngành hoạt động trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng của Đảng không phải tủi thân trong mỗi lần tổng kết ngành và để các ngành khác so sánh về sự phát triển của ngành xuất bản hiện nay.

 Nguyễn Sơn


Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)