 |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các nước
dự WEF Đông Á 2012 tại Thái Lan. Ảnh: VGP News
|
Tham gia đoàn có Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân,
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại
của Quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ Bùi Quốc Bảo,
Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Phan Thanh Dũng…
Hội nghị WEF về Đông Á 2013 (diễn ra từ ngày 5-7/6)
với chủ đề “Sự chuyển đổi mạnh mẽ hướng tới hội nhập và phát triển toàn
diện”.
Dự kiến, tại WEF Đông Á lần này, các đại biểu sẽ tập
trung thảo luận 3 nội dung chính là thúc đẩy sự chuyển đổi toàn diện
Myanmar; nhận diện hội nhập khu vực; quy mô của các giải pháp khu vực và
ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Kể từ năm 1989, WEF thường mời Việt Nam tham dự các
Hội nghị thường niên tại Davos (tại Thụy Sỹ) và các Hội nghị của WEF về
Đông Á.
Đặc biệt, đánh giá cao những thành tựu kinh tế ngoạn
mục của Việt Nam, năm 2007 Chủ tịch WEF đã mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
tham dự Hội nghị.
Ở các kỳ hội nghị tiếp theo của WEF, Việt Nam đều
tham dự ở cấp cao. Sự tham gia của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gây được
ấn tượng mạnh mẽ trong các thành viên của WEF.
Năm 2010, tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam đã đăng cai Hội nghị WEF về Đông
Á lần thứ 19, với chủ đề “Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển
toàn cầu”.
Gần đây nhất, tại WEF 2012 với chủ đề “Định hình tương lai khu vực thông
qua kết nối” tổ chức tại Thái Lan (tháng 5/2012), đoàn đại biểu Việt
Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự đã có những đóng góp
quan trọng.
Phát biểu trong phiên khai mạc, ngoài việc khẳng định
vấn đề hợp tác, kết nối khu vực hiện là một trong những xu
hướng chủ đạo tại Đông Á với vai trò tích cực của các nước trong khu
vực, đặc biệt là các quốc gia thành viên ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng nêu bật chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
của Việt Nam, với một trong những ưu tiên là tăng cường quan hệ
hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, xác định trách nhiệm cao
trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, nâng cao hiệu quả tham gia các khuôn
khổ, cơ chế hợp tác khu vực Đông Á.
Đoàn Việt Nam dự Hội nghị WEF Đông Á lần này nhằm
tiếp tục thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đồng
thời quảng bá hình ảnh, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu
vực thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển
kinh tế-xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc kinh tế, thu hút đầu
tư nước ngoài cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - WEF.
Việt Nam có 13 tập đoàn,
tổng công ty lớn là thành viên của WEF gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,
Tập đoàn FPT, Tập đoàn VinGroup; VinaCapital; Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông; Tổng Công ty Xuất nhập Khẩu và Xây dựng Việt Nam; Tổng Công ty
Hàng không Việt Nam; Tổng Công ty Thép; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;
Tập đoàn Bảo Việt; Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng số 1; Tập đoàn Đầu tư
Sài Gòn; Ngân hàng NNPTNT.
|