Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ tư, 12/06/2013 08:45
Mẹ và con cùng kết giao qua trang sách
Tôi rất tâm đắc khi đọc bài Con cái chúng ta đọc gì của tác giả Vĩnh Nguyên (SGTT ngày 29.5.2013) và có mấy ý kiến muốn trao đổi lại:
Cần sớm tạo cho trẻ thói quen chủ động chọn và đọc sách. Ảnh: N.V.N 

Cha mẹ đọc sách cùng con dĩ nhiên là một điều tốt vì sẽ đồng hành cùng con, tạo cho con có thói quen chú ý tới sách. Tuy nhiên, tác giả nói: “Đọc sách cùng con phải là một hoạt động đặt bọn trẻ vào trung tâm của sự đọc, chứ không phải là ăn theo người lớn. … Còn cha mẹ, trong vai trò một lữ khách của thế giới đọc của con trẻ, biết đâu bạn sẽ “đọc” được ở đó một đời sống khác, tự do, trong trẻo đầy hứng thú trước cái chưa biết chứ không phải là nhọc công tô đậm một bản sao khô khan thành kiến và tự phụ của chính mình nơi con cái…”

Tới đây, tôi xin chia sẻ câu chuyện của một người bạn được cho là khá bất ngờ từ chính việc tự chọn đọc của con. Thời của chị từng đọc, đọc rất nhiều... và chị cũng mong con mình có kỹ năng cảm thụ, liên tưởng để giúp cho việc học môn văn nên mua về cho con một đống sách truyện hay, nổi tiếng, được coi là gối đầu giường một thời của bất cứ đứa trẻ nào thế hệ chị. Tuy nhiên, con chị chỉ thích đọc tới thuộc vài trang của truyện Đất rừng phương Nam, Dế mèn phiêu lưu ký còn mấy cuốn kia thì nằm lặng lẽ phủi bụi. Chị nói cỡ nào con chị cũng ngó lơ...

Rồi chính con chị vào nhà sách thuyết phục mẹ mua cho cu cậu toàn sách dạy kỹ năng sống: nào là tồn tại nơi rừng hoang, làm trại, cách vượt qua thảm hoạ máy bay rơi, cháy nhà, lụt lội... thậm chí là kỹ năng nấu ăn, dã ngoại ngoài trời, cách phát hiện các loại rau trái ăn được trong rừng, cách tìm nguồn nước v.v. Con đọc nhiều lần, để góc tủ đầu giường cho tiện lấy đọc trước khi ngủ, rồi con khoe với chị, dần dà chị cũng thấy con có lý. Bây giờ thì cu cậu lại còn chọn mua truyện cười bỏ túi về sinh viên, về học trò… Đơn giản bởi con ước mơ sau này... được làm nghệ sĩ đóng kịch! Thay vì Bubu, Conan.. thì con đọc truyện tiếu lâm cũng được – chị nghĩ vậy.

Chưa biết ước mơ của con, chị mong mỏi rằng con mình sẽ thành người có ích, vui sống và hào hứng với chính cuộc đời mỗi ngày đi qua của con. Cu cậu mới học lớp 5 nhưng đã biết khá nhiều thứ ngoài trang sách học trò, như địa phương mình ở có nghề gì nổi tiếng, đặc sản gì làm nên đặc trưng của địa phương. Trong tiết tập làm văn tả người nghệ sĩ mà em hâm mộ, con trai chị đã có một cách tả rất khác, rất đời về một nghệ sĩ hài phía Nam mà con yêu mến: từ tính cách, ngoại hình cho tới ước mong cho người nghệ sĩ ấy bình an, có cha, mẹ và có vợ trong cuộc đời để không cô đơn sau sàn diễn. Hoặc như khi kể về bà ngoại, con trai chị đã có những dòng kể rất táo bạo về một bà ngoại không hiền dịu, tóc không bạc, nhưng bà lại có tính nhường nhịn, lo lắng miếng ăn cho con cháu...

Trở lại với bài viết của tác giả Vĩnh Nguyên, tôi nghĩ trong cuộc sống bận rộn hôm nay, chưa hẳn gia đình nào, đứa trẻ nào cũng may mắn có được tiếng nói chung trong việc cùng phát hiện ra sách hay, cần kíp cho mỗi người… Vậy thì việc cả cha mẹ và con cái cùng đọc sách, cùng phát hiện và chia sẻ là hữu ích, chưa kể mẹ và con sẽ cùng kết giao qua những trang sách.


(Theo sgtt.vn)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)