Cuốn 'Chuyện đời của Thủy' vào Nam ra Bắc
Có
lẽ, đây là cuốn sách quan trọng nhất trong cuộc đời của tác giả, đồng
thời có thể coi là tự truyện của ĐD-NSND Trần Văn Thủy do Tiến sĩ khoa
học Lê Thanh Dũng chấp bút. Nếu so sánh, cuốn Nếu đi trước biển trước đây cũng của Trần Văn Thủy là một tài liệu nghiên cứu ít tính cá nhân hơn.
1. “Sự
thật” là từ khóa được “tô đậm” qua cuốn sách, qua các buổi ra mắt sách
và trong mọi bài phát biểu của ĐD. Nhưng với ĐD-NSND Trần Văn Thủy, vấn
đề nằm ở cách nói sự thật. “Một bộ phim hay một bài báo có ích thì đều
ít nhiều đụng chạm. Có bản lĩnh nói ra sự thật thì cũng nên biết diễn
đạt sao cho người ta chịu nghe”.
Tại Hà Nội, độc giả “sốt ruột” xin chữ ký tác giả ngay trong khi giao lưu. Ảnh: Mi Ly |
Với
nhà sách Phương Nam (đơn vị phát hành), thì dù chỉ in 1.000 cuốn, họ
vẫn tổ chức ra mắt trong Nam ngoài Bắc vì “cái tầm của tác giả và tác
phẩm”.
Nhưng
bù lại, sách được đông đảo người trong giới, bạn bè, đồng nghiệp quan
tâm. Trong số 5 buổi ra mắt sách, quy mô nhỏ nhất là sự kiện ở Hà Nội
cũng bán được hơn 100 cuốn. Nhà văn Võ Thị Hảo, một người bạn của đạo
diễn, dù đã được tặng sách nhưng vẫn mua thêm vài cuốn cho người thân và
cũng không ít người làm như bà.
2. Trong buổi ra mắt sách, ông nhắc đến bài báo trênTT&VH ngày 17/6 - Gần 30 năm, “Chuyện tử tế” vẫn tiên phong
và khen cách khai thác “tinh” của nhà báo: Chuyện tử tế làm không kịch
bản, trong khi phim tài liệu Việt Nam hiện nay vẫn làm theo cách có kịch
bản đã lỗi thời so với thế giới.
“Tôi viết cuốn sách
nhờ cái duyên tình cờ, không phải ấp ủ từ lâu. Lục lọi những ký ức đau
buồn, âu cũng là một công việc mệt mỏi” (Trần Văn Thủy). |
Bài báo có câu: “Gần 30 năm qua, Chuyện tử tế
vẫn còn là phim tài liệu tiên phong của Việt Nam, không biết nên mừng
hay nên lo?”. Tôi đưa câu hỏi “tu từ” này hỏi Trần Văn Thủy. Ông nói:
“Tôi không thể vui, dù là người làm ra bộ phim. Đáng lẽ chúng ta phải
thay đổi, đột phá hơn, đừng theo một đường mòn như thế”.
Đạo diễn 73 tuổi nói, cách đây 30 năm, khi ông “mon men” làm Chuyện tử tế
không có kịch bản, cái tứ ban đầu là về nỗi đau con người, khi hoàn
thành, bộ phim vẫn theo cái tứ đó. Làm phim không kịch bản, quan trọng
nhất là “cái tứ”, tức “ý tưởng”, cách làm đó đòi hỏi phải yêu nghề và có
tay nghề.
(Theo thethaovanhoa.vn)