Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể hướng tới thị trường Trung Quốc
Chuyên gia phân tích lúa gạo Nguyễn Đình Bích, viện nghiên cứu thương
mại, Bộ Công thương vừa có bài viết trên báo pháp luật tp.HCM đánh giá
thị trường Trung Quốc. Trái ngược với nhận định Trung Quốc nhập khẩu gạo
để kéo giá gạo nội địa xuống thấp, ông Nguyễn Đình Bích cho rằng Trung
Quốc thực chất đang thiếu gạo. Nguyên nhân chính do hoạt động nhập khẩu
gạo chủ yếu do các thương nhân chứ không phải chính phủ Trung Quốc.
Theo
Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu gần 2,37 triệu tấn
gạo năm 2012 là 1,153 tỉ USD, và nhập thêm 1 triệu tấn gạo nhập trong
bốn tháng đầu năm 2013 giá trị 472 triệu USD.
Thêm vào đó, giá
gạo nội địa liên tục tăng dù nước này có tăng cường nhập gạo từ nước
ngoài. Thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(FAO) cho thấy bình quân giá bán lẻ gạo Japonica ở 50 thành phố của
Trung Quốc năm 2011 đạt kỷ lục 0,84 USD/kg và năm 2012 tiếp tục nhích
lên 0,87 USD/kg, còn năm tháng đầu năm nay đạt kỷ lục mới 0,91 USD/kg.
Trong
liên tục 9 năm trở lại đây Trung Quốc không hề mất mùa nhưng sản lượng
gạo bình quân đầu người hầu như không tăng, nếu còn so với hai thập niên
trước sản lượng này thấp hơn. Điều này có nghĩa là thay vì tiêu dùng
nhiều gạo như tập quán, người Trung Quốc đã phải tăng tiêu dùng các loại
lương thực khác. Hơn nữa, với diện tích khổng lồ, nhưng lúa gạo chỉ tập
trung sản xuất một nửa số địa phương nên tình trạng thiếu lúa gạo cục
bộ cao.
Trong khi đó, giá gạo thế giới trong hai năm vừa qua đã
rẻ hơn rất nhiều so với lúa mì. Thay vì cao giá hơn lúa mì tới 84,7% năm
2009 và 56,5% năm 2010, các tỉ lệ này đã giảm rất mạnh xuống còn 23,5%
và 49,2%. Kết hợp các yếu tố trên tạo sức hấp dẫn đối với các thương
nhân Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo.
Giá gạo Việt Nam rẻ hơn các
nước xuất khẩu gạo khác, điều kiện địa lý lại thuận lợi hơn do vận
chuyển dễ dàng hàng sang Trung Quốc. Ông Nguyễn Đình Bích phân tích rõ
từng đối thủ cạnh tranh với Việt Nam không thể có lợi thế hơn. Gạo của
Pakistan có chi phí vận chuyển cao do vị trí vận chuyển khó khăn. Ấn Độ
dù có chung biên giới với Trung Quốc nhưng thương mại giữa hai nước này
chưa được khai thông. Myanmar vận chuyển gạo sang Trung Quốc cũng phải
vượt qua vùng núi trùng điệp để đến được tỉnh Vân Nam. Trong khi gạo của
Việt Nam hoàn toàn có thể vận chuyển bằng đường sắt hoặc chỉ phải vượt
qua biển Đông để đến tỉnh Quảng Đông hoặc cập cảng Phòng Thành ngay sát
biên giới và chuyển qua đường sắt để tới nhiều tỉnh rất thiếu gạo khác
như Vân Nam, Quý Châu, Trùng Khánh…
Chuyên
gia Nguyễn Đình Bích cho rằng Việt Nam có thể nâng giá từ 410 USD/tấn
lên 430 USD/tấn đối với gạo 5% xuất khẩu sang Trung Quốc để đảm bảo nông
dân đạt lợi nhuận 30% theo tính toán của Hiệp hội lương thực Việt Nam.
Dù tăng giá, Trung Quốc cũng sẽ nhập ít nhất 2,2 triệu tấn gạo Việt Nam
như năm ngoái. Với 3 triệu tấn thiếu hụt gạo, Trung Quốc khó có thể nhập
khẩu từ bất cứ thị trường nào có giá rẻ hơn Việt Nam.
(Theo gafin.vn)