|
Yêu thương là nền tảng vững chắc cho hạnh phúc của mỗi
gia đình. Ảnh: Chí Cường |
Nâng cao nhận thức những giá trị tốt đẹp của gia đình
Năm nay được chọn là Năm Gia đình Việt Nam, như
vậy các hoạt động cho Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 có gì khác biệt so
với những năm trước không, thưa ông?
- Năm 2013 được lấy làm Năm Gia đình Việt Nam. Đây là
sự kiện quan trọng trong công tác gia đình hiện nay, điều đó cho thấy
sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ về vấn đề gia đình. Các hoạt động
chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 diễn ra sôi nổi trên toàn quốc,
thiết thực, có chiều sâu. Nhiều địa phương tổ chức các cuộc thi viết về
vai trò của người cha trong gia đình. Những hoạt động tuyên dương các
gia đình tiêu biểu, mô hình phòng chống bạo lực gia đình…được tổ chức từ
cấp cơ sở, qua đó đẩy mạnh nâng cao nhận thức giá trị truyền thống tốt
đẹp của gia đình Việt Nam.
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2012 với
mục đích tiến tới xây dựng gia đình no ấm – tiến bộ - hạnh phúc. Vậy để
đạt được mục tiêu này, năm vừa qua, công tác gia đình đã thực hiện được
những vấn đề quan trọng gì, thưa ông?
- Trước hết, công tác gia đình đã có nhiều văn bản
được Chính phủ ban hành như: Nghị định số 02 quy định về công tác gia
đình; Nghị quyết số 81 Ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực
hiện kết luận số 26-TB/TW ngày 9/5/2011 về việc sơ kết Chỉ thị số
49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư (Khóa IX) về “Xây dựng gia đình
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Ngoài ra, Bộ
VH,TT&DL đã triển khai nhiều chương trình phối hợp thực hiện triển
khai công tác gia đình với các bộ ngành và đoàn thể TƯ như: Hội LHPN
Việt Nam, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, TƯ Hội người cao tuổi Việt Nam, Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam... Đây là các hoạt
động nhằm thúc đẩy công tác gia đình, đặc biệt là phòng chống bạo lực
gia đình.
“Xã hội hiện đại khiến con người quay cuồng làm
giàu, thu vén lợi ích, hưởng thụ cá nhân khiến đôi khi người ta quên mất
giá trị gia đình, xao nhãng con cái, vợ chồng ít có thời gian dành cho
nhau… Đó là nguyên nhân khiến cho chức năng giáo dục, chức năng tình cảm
của gia đình bị giảm sút”.
Ông Trần Hướng Dương,
Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình,
Bộ VH,TT&DL |
Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay các chức năng cơ
bản của gia đình như: Giáo dục, tình cảm đang bị suy giảm, dẫn đến sự
xuống cấp về đạo đức gia đình. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Nền tảng của giáo dục nhân cách đầu tiên đến từ
gia đình. Khi chức năng giáo dục gia đình bị suy giảm, hệ quả tất yếu sẽ
dẫn đến đạo đức bị suy giảm. Nhận thấy “lỗ hổng” này nên Chính phủ đã
dành sự quan tâm đặc biệt để đẩy mạnh các hoạt động về gia đình. Chiến
lược phát triển gia đình Việt Nam là một minh chứng cho sự quan tâm này.
Xã hội hiện đại khiến con người quay cuồng làm
giàu, thu vén lợi ích, hưởng thụ cá nhân khiến đôi khi người ta quên mất
giá trị gia đình, xao nhãng con cái, vợ chồng ít có thời gian dành cho
nhau… Đó là nguyên nhân khiến cho chức năng giáo dục, chức năng tình cảm
bị giảm sút.
Áp lực kiếm tiền tác động không chỉ trong cuộc
sống mà còn tác động đến mọi ngóc ngách gia đình. Nhiều xung đột gia
đình bắt đầu từ vấn đề tiền bạc. Kinh tế đôi khi trở thành nguyên nhân
gây mất đoàn kết, ví dụ như có thể chỉ vì miếng đất mà anh em, cha mẹ,
con cái có thể xung đột gay gắt dẫn đến những kết cục đau lòng. Trong
gia đình có những cặp vợ chồng cũng rạch ròi kinh tế, dẫn đến sự rạch
ròi về tình cảm. Ngay cả bữa cơm gia đình, cơ hội để các thành viên gặp
gỡ yêu thương gắn bó bây giờ cũng trở nên hiếm hoi với một số gia
đình...
Năm 2000, khoảng 8,7 triệu hộ được công nhận là gia
đình văn hóa. Đến năm 2010 con số này đã tăng lên 16 triệu hộ, đạt tỷ
lệ 70,8%.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 2000- 2010).
|
Như một trào lưu, không chỉ người trẻ mà ngay
cả người già hiện nay đều lựa chọn cách sống riêng, không ở cùng con
cháu. Điều này dẫn đến một thực tế là mô hình gia đình truyền thống tam
tứ đại đồng đường ngày càng ít đi?
- Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, mô hình gia
đình truyền thống tam tứ đại đồng đường giảm mạnh, thay vào đó là gia
đình hạt nhân hai thế hệ chung sống. Đây là sự biến động mạnh mẽ trước
tác động của sự đổi mới và phát triển.
Mô hình gia đình truyền thống đang đứng trước
nguy cơ bị mai một trong xã hội Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ các hộ từ 5
người trở lên trong vòng 13 năm (1994 - 2007) giảm từ 52,3% năm 1994
xuống còn 34,1% năm 2007. Tính bình quân số người trong một hộ gia đình
trên toàn quốc vào thời điểm năm 2012 là 3,7 người/hộ. Trong đó, số
người bình quân trong một hộ gia đình ở thành thị là 3,6 người, nông
thôn là 3,8 người. Quy mô hộ của dân số Việt Nam liên tục giảm, năm
2001, 2003, 2005 và 2006 tương ứng là 4,5 người, 4,4 người, 4,3 người và
4,1 người. Theo điều tra năm 2011 con số đó tiếp tục giảm xuống còn 3,8
người. Số hộ độc thân và số hộ gia đình từ 7 người trở lên đang chiếm
tỷ trọng thấp nhất hiện nay.
Việc giảm nhanh số hộ gia đình nhiều thế hệ đã
khiến cho mô hình gia đình hạt nhân tăng tốc. Tỷ lệ hộ gia đình từ 4
người trở xuống tăng đều, phổ biến ở khắp tất cả các vùng miền, từ nông
thôn đến thành thị, chiếm trên 70%.
Sự phát triển ồ ạt mô hình gia đình hạt nhân
với những biểu hiện về việc suy giảm chức năng giáo dục, tình cảm gia
đình đang đặt xã hội Việt Nam trước những thách thức trong quá trình
toàn cầu hóa và hội nhập.
Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình, Bộ VH,TT&DL đã làm gì để khắc phục những thách thức này?
- Nhận thấy những mối quan hệ trong gia đình có
phần “lỏng lẻo” nên hiện nay chúng tôi đã tham mưu Bộ VH,TT&DL trình
Chính phủ Đề án “Nâng cao chất lượng các mối quan hệ trong gia đình”.
Trong đó, tập trung vào 3 mối quan hệ chính là: Cha mẹ và con cái; Vợ
với chồng; Người cao tuổi với con cháu trong gia đình. Chúng tôi đẩy
mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về giá trị tốt đẹp
của gia đình như: Những giá trị của tình thương yêu, giá trị gia đình
truyền thống, giá trị của dòng họ...
Để nhấn mạnh đến giá trị tình cảm, giá trị của
tình yêu thương đóng vai trò quyết định đối với hạnh phúc của mỗi người,
Bộ VH,TT&DL đã tham mưu cho Chính phủ chọn chủ đề Năm gia đình 2013
là “Kết nối yêu thương”. Thông điệp này góp phần khơi gợi tình yêu
thương không chỉ là quan hệ trong gia đình mà cả xã hội. Yêu thương
nhiều hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Chúng tôi xem đây là nhiệm vụ then
chốt trong việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ và hạnh phúc.
Xin cảm ơn ông!
(Theo giadinh.net.vn)