ASEAN không thể lớn mạnh nếu không giải quyết vấn đề Biển Đông
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow nhận định, ASEAN không thể phát triển và lớn mạnh nếu như không giải quyết được vấn đề Biển Đông.
 |
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Brunei |
Tờ The Nation xuất bản tại Thái Lan ngày
3/7 có bài phân tích về vai trò của Thái Lan trong việc tìm kiếm giải
pháp cho những bế tắc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhằm tránh một
"thảm họa ngoại giao" lặp lại như những gì đã xảy ra tại Campuchia hồi
năm ngoái, lần đầu tiên trong lịch sử Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không
ra được tuyên bố chung vì những mâu thuẫn giữa Philippines và Trung
Quốc.
Không ai muốn "thảm họa ngoại giao" này lặp lại trong năm nay. Tranh
chấp Biển Đông không nên là vấn đề chia rẽ nội khối phá vỡ uy tín của
ASEAN cũng như quan hệ đối tác ASEAN - Trung Quốc.
Bắc Kinh đã có những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với các nước láng
giềng Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei trong một thời gian dài
với tuyên bố chủ quyền (phi lý, phi pháp - PV) trên nhiều khu vực chồng
lấn ở Biển Đông.
Căng thẳng, đối đầu, thậm chỉ là đụng độ đã diễn ra nhiều lần trong những năm qua.
Vấn đề Biển Đông đã trở thành một khía cạnh nhạy cảm trong mối quan hệ
giữa ASEAN và Trung Quốc trong một thời gian dài. Tuy nhiên sự thật Biển
Đông không phải vấn đề duy nhất trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc, nhưng
lại là một vấn đề không nhỏ.
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow nhận
định, ASEAN không thể phát triển và lớn mạnh nếu như không giải quyết
được vấn đề Biển Đông.
 |
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow
|
Các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông có những cách tiếp cận khác
nhau đối với vấn đề, trong đó Trung Quốc chủ trương đàm phán song
phương trong khi nhiều nước thành viên ASEAN muốn tìm kiếm sự thống nhất
trong khối và ASEAN phải có cùng tiếng nói với Trung Quốc, trong khi
một số khác không xem đó là vấn đề của họ.
ASEAN muốn có một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) như
phương châm gắn kết nội khối và đảm bảo hòa bình ở Biển Đông trong một
thời gian dài, giấc mơ này đã không trở thành sự thật.
Điều tốt nhất mà ASEAN có thể làm là ký với Trung Quốc một Tuyên bố
chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 gọi tắt là DOC.
DOC thừa nhận có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và điều 4 quy đinh các
bên liên quan giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng biện
pháp hòa bình mà không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù
hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
1982.
Tuy nhiên vẫn còn những tranh chấp, căng thẳng và đối đầu, thậm chí bạo lực ở Biển Đông trong thập kỷ qua sau khi đã ký DOC.
Do đó ASEAN đi đến kết luận rằng rất cần một thỏa thuận mang tính ràng
buộc về Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), và gánh nặng
này đang trên vai Thái Lan với vai trò điều phối viên ASEAN - Trung
Quốc, The Nation nhận định.
Thái Lan có thể đảm nhiệm tốt vai trò này bởi nó không phải một bên có
tranh chấp ở Biển Đông và có thể phản ứng mềm mại với các bên tranh
chấp.
Việc ASEAN và Trung Quốc ngồi lại để tham vấn về COC không phải là bước
đột phá ngoại giao, nhưng có thể được xem như một thành tựu, The Nation
kết luận.
(Theo giaoduc.net.vn)