Nhiều người phương Tây đương thời lúc đó
đã nói đây là một hành động độc nhất vô nhị, và họ không thể hình dung
nổi sau này ai có thể tranh dành được chủ quyền với quốc gia đó”.
 |
Tư liệu, bản đồ khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”. |
Đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XIX vua Minh
Mệnh đã đưa hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa lên đỉnh cao
nhất của thời quân chủ với nhiều hình thức và biện pháp. Như khai thác
hóa vật, hải sản, tổ chức thu thuế, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu
thờ, cứu hộ tàu thuyền bị nạn, lập bia chủ quyền…
Nhiều tư liệu trong dân gian và cả tư
liệu ở nước ngoài thu thập được (mang dấu ấn của triều đình lúc đó) cho
thấy vua Minh Mệnh đã quan tâm đặc biệt tới vấn đề chủ quyền ở Biển
Đông.
Ví dụ điển hình là ở Nghi Sơn người ta
phát hiện ra một văn bản ghi rõ cách lãnh đạo, tổ chức cho người ra
Hoàng Sa, Trường Sa như thế nào (có dấu của Triều Đình), ngoài ra còn
tìm thấy những bản tấu, báo cáo xin ra Hoàng Sa, vì điều kiện thời tiết
không thuận lợi hoặc do vua bận quá nên tạm trì hoãn, vua đã phê lý do
và ghi chữ “đình” lên những bản báo cáo đó.
Xét về mặt văn bản thì đây là những bằng
chứng hết sức có giá trị, cho thấy sự quan tâm cụ thể của vua chúa lúc
bấy giờ đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1909, lợi dụng hoàn cảnh Việt Nam
đang bị mất chủ quyền và thực dân Pháp chiếm giữ chủ quyền của Việt Nam,
Trung Quốc lần đầu tiên cho người ra Hoàng Sa, tự phong là có công
“phát hiện” và tùy tiện đặt tên mới cho đảo. Mở đầu giai đoạn tranh
chấp, tranh biện trên Biển Đông kéo dài đến tận ngày nay.
Bộ tư liệu về lịch sử chủ quyền của Việt
Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa vô cùng phong phú, đa dạng, là toàn bộ sự
thật mang đậm chất liệu đời sống của con người và ý chí Việt Nam từ thời
xưa cho đến nay.
Gần 150 bản đồ cùng nhiều các tư liệu,
văn bản, hiện vật, ấn phẩm khác được tìm thấy bởi các nhà nghiên cứu,
học giả ở trong nước và quốc tế.
Ông Lê Văn Nghiêm – Cục trưởng cục Thông
tin Đối ngoại nói: “Đã có chủ trương để công bố giới thiệu những bằng
chứng lịch sử chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam ra rộng rãi
bạn bè quốc tế, tuy nhiên, công tác tuyên truyền đối ngoại bị phụ thuộc
vào tuần Việt Nam, ngày Việt Nam ở nước ngoài.
Vì vậy sẽ cố gắng làm số hóa 4 file tư
liệu bao gồm văn bản, nghe nhìn, bản đồ và phim ảnh để có điều kiện hiểu
hơn về chủ quyền biển đảo Việt Nam”.
Phiên bản của các văn bản Hán Nôm, Văn
bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ
thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX và 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt
Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hiện có tại Viện bảo tàng Lịch
sử Quân sự Việt Nam chưa phải là tất cả. Thực tế, vẫn còn rất nhiều các
bằng chứng cụ thể, có giá trị bị tản mát ở nhiều nơi và đang trong quá
trình thu thập, tìm kiếm.
Năm 1908, 1919 và 1933, nhà nước Trung
Quốc đã xuất bản ba cuốn atlats (tập bản đồ chính thức) gồm atlats Trung
Quốc địa đồ, và hai bản atlats Trung Hoa bưu chính dự đồ in bằng ba thứ
tiếng Anh – Trung – Pháp. Cương giới cực Nam của Trung Quốc trong các
atlat này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam mà không hề nhắc đến Hoàng
Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Chứng tỏ rằng cho đến khi nhà Thanh phát
hành các atlat này vào năm 1980 và sau đó chính quyền Trung Hoa dân
quốc tái bản vào năm 1919 và 1933, thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam vẫn nằm ngoài cái gọi là “chủ quyền lịch sử” hết sức phi
lý của Trung Quốc.
Vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa của Việt Nam vẫn đang được thực hiện một cách liên tục,
từng bước khẳng định giá trị lịch sử chủ quyền bằng cách xác lập trên cơ
sở hòa bình.
Tại buổi triển lãm Bản đồ và trưng bày
tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chức lịch sử”
nhóm 6 bạn trẻ đến từ khoa xã hội học trường Đại học KHXH&NV đã đến
tìm hiểu để có thêm tư liệu cho bài dự thi “Tuổi trẻ với tình yêu biển
đảo quê hương” do ban tuyên giáo TW Đoàn và tạp chí Thanh niên phát
động.
Sinh viên Nguyễn Phương Liên tâm sự:
“Được tận mắt chứng kiến những mảng tư liệu bản đồ, thư tịch cổ phương
Tây cùng một số hiện vật được trưng bày, đặc biệt là những hình ảnh, tư
liệu về hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội của Hoàng
Sa, Trường Sa thời gian gần đây, là thế hệ trẻ tôi cảm thấy mỗi cá nhân
cần phải đóng góp sức mình để gìn giữ, tiếp nối bảo vệ mỗi tấc đất, tấc
biển của ông cha để lại”.
Anh Trần Thắng là một Việt kiều Mỹ trẻ
tuổi nhưng đã dốc nhiều tâm huyết trong việc tìm tòi và sưu tập bản đồ
phương Tây về vấn đề chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Anh đã hiến tặng toàn bộ số bản đồ anh
đã thu thập khoảng gần 200 tấm bản đồ có giá trị to lớn cho Nhà nước,
giúp làm chặt chẽ thêm những lập luận khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa là của Việt Nam – điều đó được minh chứng bằng lịch sử lâu
đời và dựa trên luật pháp quốc tế - bất kì một quốc gia nào cũng không
có quyền xâm phạm.