Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ tư, 24/07/2013 08:26
Xung quanh dự thảo quy định 45 công việc không được phép sử dụng lao động nữ: "Công cụ" để bảo vệ sức khoẻ lao động nữ
Cục An toàn vệ sinh lao động (Bộ LĐTBXH) vừa hoàn tất dự thảo thông tư danh mục các công việc không được sử dụng lao động nữ, lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Theo đó, sẽ có 45 công việc không được phép sử dụng đối với tất cả lao động nữ và 34 công việc áp dụng cho lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng.

Nhiều LĐ nữ đang làm các công việc độc hại. Ảnh: Kỳ Anh

Tăng tính pháp lý bảo vệ LĐ nữ

Theo dự thảo thông tư, một số công việc cấm sử dụng LĐ nữ làm việc, nhất là LĐ đang trong thời kỳ thai sản như: Tiếp xúc với các hoá chất ảnh hưởng xấu tới thai nhi và sữa mẹ; sửa chữa lò, thùng, thép kín đường ống trong sản xuất hoá chất. Hằng ngày tiếp xúc với hơi gây mê; các cơ sở sản xuất vaccine phòng bệnh (trừ các công việc ở bộ phận gián tiếp); tham gia dập tắt các ổ dịch; làm việc ở khu điều trị bằng tia X, tia coban.

Tiếp xúc với nguồn phóng xạ; tiếp xúc (SX, vận chuyển, bảo quản, sử dụng) với các hoá chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt... Đại điện Bộ LĐTBXH cho rằng, nếu dự thảo được thông qua thì đây sẽ là “công cụ” để bảo vệ tốt hơn quyền lợi, sức khoẻ LĐ nữ, nhất là LĐ nữ trong thời gian thai sản. Dự thảo mới này sẽ giúp bỏ điều kiện LĐ mà chỉ còn danh mục những công việc. Ngoài ra, dự thảo lần này sẽ tăng cường tính pháp lý để bảo vệ quyền lợi nữ CN LĐ.

Theo dự thảo thông tư thì sẽ áp dụng đối với các DN, cơ quan tổ chức, HTX, hộ gia đình, cá nhân có sử dụng LĐ nữ, LĐ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Dự thảo cũng quy định rõ trách nhiệm của NSDLĐ, quy định rất rõ chế tài xử phạt nếu đơn vị sử dụng LĐ không chấp hành... Khi thông tư có hiệu lực, sẽ bãi bỏ Thông tư Liên tịch số 40/TTLT-BLĐTBXH - BYT ngày 28.12.2011 của liên bộ LĐTBXH - Y tế về quy định các điều kiện LĐ có hại và các công việc không được sử dụng LĐ nữ, LĐ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Không bình đẳng

Tuy nhiên, cũng còn nhiều ý kiến trái chiều với dự thảo vì liên quan đến quyền bình đẳng được làm việc và thu nhập của LĐ nữ. Theo như bảng danh sách 45 công việc cấm sử dụng LĐ nữ làm việc, đã có rất nhiều công việc từ trước đến nay đã không có LĐ nữ tham gia. Nhưng theo quy định thì một số nghề cấm mà LĐ nữ trong thời kỳ thai sản lại đang chiếm số đông như: Bán lẻ xăng dầu, làm việc ở lò lên men thuốc lá, thuốc lào, vận hành máy bơm và đo xăng dầu... GĐ một Cty kinh doanh xăng dầu cho rằng, ngành bán lẻ xăng dầu sử dụng nhiều LĐ nữ, do vậy, nếu áp dụng quy định này thì khó cho DN trong việc bố trí việc làm và thu nhập cho NLĐ. Nếu theo dự thảo thì nhiều DN rất khó bố trí công việc mới cho LĐ nữ và ngược lại họ sẽ bị mất quyền bình đẳng làm việc với những LĐ nam.

  Đại diện CĐ ngành xây dựng VN - ông Phạm Xuân Hải - cho rằng, việc quy định danh mục những công việc không được phép sử dụng LĐ nữ, LĐ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là rất cần thiết và mang tính nhân văn nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của LĐ nữ. Trong ngành xây dựng  tỉ lệ LĐ nữ chiếm 17,1%, điều kiện làm việc nặng nhọc, vất vả nhưng hầu hết các đơn vị đều thực hiện tốt việc sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với LĐ nữ, đặc biệt là LĐ nữ mang thai và nuôi con dưới 12 tháng. Tuy nhiên, khi đã xây dựng quy định danh mục công việc không được phép sử dụng LĐ nữ thì cũng cần quy định những danh mục công việc ưu tiên sử dụng LĐ nữ.

Trên thực tế, nhiều DN khi tuyển dụng LĐ đã cố tình không tuyển dụng LĐ nữ bởi vì họ cho rằng công việc họ tuyển là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nhưng thực tế không phải như vậy) và như vậy là tước đi quyền được làm việc và mưu sinh của LĐ nữ trong khi trình độ, tay nghề tương đương với LĐ nam.

Bà Trịnh Thanh Hằng - Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐVN: Bản dự thảo thông tư này phù hợp với các quy định của Bộ Luật LĐ năm 2012. Để góp phần ngăn ngừa DN vi phạm quy định của thông tư, các cấp CĐ, nhất là CĐCS, trong đó có vai trò tham mưu của ban nữ công, cần giám sát việc thực hiện nhằm tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi LĐ nữ.    T.Hương ghi

GS-TS Lê Vân Trình - chuyên viên cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện NCKH Bảo hộ lao động: Trên thực tế, nhiều DN có thể lợi dụng thông tư này để chỉ tuyển dụng LĐ nam, trong khi các công việc đó không thuộc danh mục độc hại, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới trong tuyển dụng LĐ. Do đó, các cơ quan chức năng cần phải giám sát, thanh tra để ngăn chặn hiện tượng này.

Bà Tôn Thanh Lan - Phó Chủ tịch CĐ Công nghiệp Hóa chất VN: Theo tôi, nếu thực hiện theo dự thảo thông tư này sẽ là điều tốt cho LĐ nữ. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi sự thấm nhuần của NSDLĐ. Sẽ có một số DN tư nhân bố trí LĐ nữ làm những việc nằm trong danh mục (tạm gọi là cấm) lần này (mà trước đây không cấm) sẽ bị xáo trộn về nhân sự vì những LĐ nữ phải thay đổi công việc hoặc DN không có công việc phù hợp để bố trí cho họ... Do vậy, phải có lộ trình để các DN có thời gian bố trí, sắp xếp LĐ, tránh những thiệt thòi khác cho LĐ nữ.    Xuân Trường ghi

(Theo laodong.com.vn)
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)