Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Lịch sử Công đoàn huyện Đông Anh (1945-2013)

85 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự hình thành, phát triển, trưởng thành của đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động và tổ chức Công đoàn huyện Đông Anh luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường của Đảng bộ và nhân dân Đông Anh.

Tác giả: Liên đoàn lao động huyện Đông Anh
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2014
Tổng số trang: 252 trang
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 6 - Trung bình: 1.83)
Giới thiệu về sách:

Nhằm “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng”, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh tiến hành tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn Lịch sử Công đoàn huyện Đông Anh (1945-2013) do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành.
 
Đội ngũ công nhân lao động Đông Anh được hình thành sớm, ra đời khi thực dân Pháp xây dựng Nhà máy Xe lửa Đông Anh năm 1935. Từ ngày thành lập đến nay, phong trào công nhân viên chức - lao động và hoạt động Công đoàn huyện Đông Anh ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tích xuất sắc: nhiều năm liền được tặng cờ đơn vị dẫn đầu của thành phố, được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương các loại. Tái hiện lại quá trình hình thành, phát triển không ngừng đó, cuốn Lịch sử Công đoàn huyện Đông Anh (1945-2013) được chia làm 5 chương chính bên cạnh Phần mở đầu (Đông Anh - vùng đất, con người và truyền thống cách mạng) và Thay lời kết:
 
- Chương I: Sự hình thành đội ngũ công nhân viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn huyện Đông Anh trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
 
- Chương II: Phong trào công nhân lao động và tổ chức Công đoàn Huyện thời kỳ cách mạng XHCN và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).
 
- Chương III: Phong trào CNLĐ và tổ chức Công đoàn Huyện thời kỳ đất nước thống nhất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1976-1985).
 
- Chương IV: Công nhân viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn Huyện thời kỳ xây dựng CNXH, thực hiện công cuộc đổi mới (1986-2007).
 
- Chương V: Phong trào công nhân viên chức, lao động và Công đoàn Huyện tiếp tục đổi mới và phát triển (2008-2013).
 
Cuốn sách Lịch sử Công đoàn huyện Đông Anh (1945-2013) được sưu tầm, biên soạn công phu, nghiêm túc trên những tư liệu, nhân chứng lịch sử, giới thiệu được những nét khái quát về lịch sử và truyền thống Liên đoàn Lao động Huyện Đông Anh qua các thời kỳ xây dựng và trưởng thành, cuốn sách thực sự đã góp phần tô đậm thêm những trang vàng của Công đoàn Đông Anh.

Sách cùng chuyên mục

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

 

Thổ Hà là làng quê cổ kính nằm bên tả ngạn sông Cầu, xưa địa danh này thuộc xã Thổ H, tổng Tiên Lát, huyện Việt Yên. Từ năm 1955, xã Thổ Hà cùng với Yên Viên (làng Vân) và Nguyệt Đức sáp nhập đổi là xã Vân Hà, thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và tồn tại cho đến ngày nay. Giá trị nổi bật ở làng cổ Thổ Hà phải kể tới là vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú như hệ thống các công trình kiến trúc cỏ gồm: đình, đền, chùa, văn chỉ, nhà cổ, cổng làng... Trong đó tiêu biểu là cụm di tích đình, chùa, văn chỉ Thổ Hà đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
298 trang
14,5 x 20,5 cm

Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội

Cuốn sách “Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội” do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2016. Cuốn sách ra đời góp phần bảo tồn một dòng tranh quý, khẳng định giá trị và vị trí quan trọng của nó trong kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu về tranh Hàng Trống của đông đảo bạn đọc.

Phan Ngọc Khuê
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
572 trang
16 x 24 cm

Làng Cự Đà xưa và nay

 Cự Đà là một làng Việt cổ. Xưa kia thuộc xã Hạ Thanh Oai, tổng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Đầu thế kỷ XX là xã Cự Đà, tổng Tả Thanh Oai tỉnh Hà Đông. Nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. 

Vũ Kiêm Ninh
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
176 trang
14,5 x 20,5 cm

“Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản văn hoá thế giới”

Cuốn sách “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản văn hoá thế giới” là cuốn sách ảnh song ngữ Việt Anh do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội biên soạn được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2014. Cuốn sách sẽ giới thiệu và cung cấp đến bạn đọc một tư liệu có hệ thống mang tính phổ cập cho khách tham quan và những ai muốn hiểu về di sản quý giá của Hà Nội, của đất nước và của nhân loại: khu di tích khảo cổ học và trục trung tâm thành cổ Hà Nội tạo thành Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội mang tính đại diện và tiêu biểu rất đặc trưng của lịch sử và văn hoá Thăng Long – Hà Nội trong 13 thế kỷ liên tục từ thời Đại La qua thời Thăng Long đến thời Hà Nội hiện nay.

Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
148 trang
20 x25 cm

“Hà Nội chỉ nam”

 “Hà Nội chỉ nam” của Nguyễn Bá Chính được Nghiêm hàn ấn quán in năm 1923. Đây được đánh giá là một cuốn cẩm nang có tính hướng dẫn du lịch, hành chính về Hà Nội thuộc loại sớm nhất của nền xuất bản chữ quốc ngữ những năm đầu thế kỷ XX. Cuốn sách cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về thành phố Hà Nội cũng như những thông tin hữu ích, cần thiết như tên các phố theo cách gọi tiếng Pháp, tiếng Trung và tiếng Việt, tên những nhà thương lớn, những quán cơm và phòng trọ, những địa chỉ cần dùng, và không thể thiếu là chỉ dẫn về các tuyến xe lửa có điểm đến, điểm đi là Hà Nội... Không chỉ vậy, “Hà Nội chỉ nam” còn giới thiệu vừa đầy đủ vừa ngắn gọn về những danh lam thắng cảnh, những địa chỉ đáng đến cho khách ghé thăm Hà Nội.

Nguyễn Bá Chính
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
192 trang
14 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)