Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
“Hà Nội chỉ nam”

 “Hà Nội chỉ nam” của Nguyễn Bá Chính được Nghiêm hàn ấn quán in năm 1923. Đây được đánh giá là một cuốn cẩm nang có tính hướng dẫn du lịch, hành chính về Hà Nội thuộc loại sớm nhất của nền xuất bản chữ quốc ngữ những năm đầu thế kỷ XX. Cuốn sách cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về thành phố Hà Nội cũng như những thông tin hữu ích, cần thiết như tên các phố theo cách gọi tiếng Pháp, tiếng Trung và tiếng Việt, tên những nhà thương lớn, những quán cơm và phòng trọ, những địa chỉ cần dùng, và không thể thiếu là chỉ dẫn về các tuyến xe lửa có điểm đến, điểm đi là Hà Nội... Không chỉ vậy, “Hà Nội chỉ nam” còn giới thiệu vừa đầy đủ vừa ngắn gọn về những danh lam thắng cảnh, những địa chỉ đáng đến cho khách ghé thăm Hà Nội.

Tác giả: Nguyễn Bá Chính
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 192 trang
Kích thước: 14 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 4.50)
Giới thiệu về sách:

 Đọc cuốn sách này, vì thế, đem đến cho người đọc một cuộc du hành thú vị xuyên thời gian để hiểu hơn, rõ hơn về một Hà Nội cách nay gần thế kỷ.

Ngoài hệ thống tên phố cũ được trình bày cả tên tiếng Pháp lẫn tiếng Hán và tiếng Việt với các chú giải cụ thể mà hiện nay trở nên rất có giá trị tham khảo, Hà Nội chỉ nam còn liệt kê những địa chỉ cụ thể để mua sắm, tiêu khiển, du ngoạn… với những ghi chú cụ thể rất thú vị, và trong hầu hết trường hợp tác giả còn cung cấp cả số “dây nói”…

 “Hà Nội chỉ nam” có nội dung hấp dẫn, được cấu tứ một cách tự nhiên, những khảo cứu tỉ mỉ, chi tiết, rõ nét đã làm nên sự lôi cuốn của cuốn sách.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu!

Sách cùng chuyên mục

Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Khương Đình (1930 - 2015)

 Khương Đình nằm ở phía tây nam Hà Nội là một miền đất có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Trải qua bao biến đổi, Khương Đình trở thành nơi hội tụ của bốn phương, các thế hệ cư dân ở đây dù là những người định cư lâu năm hay từ nhiều nơi khác đến lập nghiệp, đều đồng lòng hợp sức, xây dựng quê hương anh dũng kiên cường trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

 

Ban Chấp hành Đảng bộ phường Khương Đình
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
212
14,5 x 20,5 cm

Di tích Tây Hồ

 Cuốn Di tích Tây Hồ do UBND quận Tây Hồ phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, xuất bản năm 2016. Cuốn sách giới thiệu tất cả 66 di tích, trong đó 37 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố để người dân sinh sống xung quanh Hồ Tây cũng như đông đảo người dân Thủ đô và cả nước biết bên cạnh một thắng cảnh phong thuỷ hữu tình con người hiền hậu, xung quanh Hồ Tây còn là nơi hội tụ nhiều điểm di tích lịch sử - văn hoá và di tích cách mạng.

Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
384
14.5 x 20.5 cm

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm

Ký ức sư đoàn

 Để tiếp tục ghi dấu những truyền thống vẻ vang của hội qua các mặt đời sống, chiến đấu, công tác…, Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 7 Hội Truyền thống Trường Sơn F470 ngày 9/1/2016 đã ra nghị quyết và kế hoạch 47/VPH ngày 16/3/2016 về xuất bản sách “Ký ức sư đoàn” tập 2.  Đây là một thành công lớn của Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Việt Nam -  Sư đoàn 470.

 

Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Việt Nam - Sư đoàn 470
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm

Câu chuyện quê hương

Là một người đã từng khoác áo lính, với khẩu súng trong tay, Vương Hòa đã đi dọc theo chiều dài đất nước trong những năm tháng chiến tranh, tham gia vào cuộc chiến khốc liệt. Sự tham gia đó không phải chỉ vì trách nhiệm mà với Vương Hòa còn là tình yêu, một thứ tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với Tổ quốc thân yêu. “Hòa bình rồi, rời công việc là tôi lại ra đi, khẩu súng trong tay được thay thế bằng chiếc máy ảnh, tôi đi để kể về câu chuyện tình yêu của mình” – đó là lời tự sự của tác giả cùng bạn đọc. Câu chuyện tình yêu của mình ấy chính là Câu chuyện quê hương được kể bằng hình ảnh.

Vương Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
136 trang
27 x 23 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)