Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Lịch sử cách mạng phường Yên Phụ (1930-2013)

Nằm ở cửa ô phía tây bắc cách trung tâm thành phố không xa, địa bàn phường Yên Phụ một bên giáp với sông Hồng, một bên giáp với hồ Tây - thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, lớp lớp cư dân nơi đây đã đoàn kết, chung tay tạo dựng truyền thống tốt đẹp: lao động cần cù, mở mang làng xóm, phát triển kinh tế, kiên cường bất khuất chiến đấu giữ làng, giữ nước. Yên Phụ còn nổi tiếng với những di tích lịch sử văn hóa như đình Yên Phụ, chùa Trần Quốc… thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, vãn cảnh và lễ chùa.

Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Yên Phụ
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2015
Tổng số trang: 256 trang
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 4 - Trung bình: 1.50)
Giới thiệu về sách:

 

Trong lịch sử hình thành và phát triển, những địa danh làng Yên Hoa - làng và phố Yên Phụ - phường Yên Phụ đã phản ánh quá trình biến chuyển của nơi đây. Trải qua mỗi thời kỳ, đi suốt chiều dài lịch sử dựng nước và bảo vệ quốc đô, đất và người Yên Phụ đã góp phần xây dựng nền văn hiến Thăng Long - Hà Nội.
 
Nhằm ghi lại truyền thống yêu nước và cách mạng vẻ vang của nhân dân, sự phát triển và trưởng thành của Đảng bộ Yên Phụ qua những giai đoạn lịch sử đầy hy sinh và gian khổ nhưng vô cùng vinh quang, tự hào, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, về công tác xây dựng Đảng - chính quyền - đoàn thể, xây dựng phường vững mạnh mọi mặt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, Ban Chấp hành Đảng bộ phường Yên Phụ tổ chức sưu tầm, biên soạn cuốn Lịch sử cách mạng phường Yên Phụ (1930-2013).
 
Ngoài Lời giới thiệu và Lời kết, cuốn sách được chia làm 5 chương:
 
Chương mở đầu: Đặc điểm và truyền thống phường Yên Phụ nhằm đem đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về đất và người Yên Phụ với những truyền thống văn hóa tốt đẹp, những danh lam thắng tích nức tiếng gần xa. Tất cả là nền tảng để Yên Phụ vững vàng đi lên trong những giai đoạn đấu tranh cách mạng của Thủ đô và đất nước.
 
Chương I: Đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng Thủ đô (1930-1954). Chương này tái hiện hình ảnh một Yên Phụ kiên cường trong chống Pháp. Đó là tổng hòa sức mạnh của tinh thần đoàn kết từ những người dân âm thầm nuôi giấu, che chở cán bộ kháng chiến, từ những người phụ nữ đã không quản nguy hiểm, đêm đêm tiếp tế cho Trung đoàn Thủ Đô chiến đấu ở Liên khu I… góp phần giải phóng Thủ đô 10-10-1954.
 
Chương II: Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975). Xuyên suốt chương này là hình ảnh hai mươi năm xây dựng và bảo vệ Thủ đô, Đảng bộ và nhân dân Yên Phụ vừa sản xuất vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp sức cùng với quân dân Thủ đô và cả nước đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
 
Chương III: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1976-1986). Sau khi non sông liền một dải, đất nước hoàn toàn tự do, độc lập, Yên Phụ cùng nhân dân cả nước bắt tay khôi phục kinh tế, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 
Chương IV: Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội (1986-2013). Gần ba mươi năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân phường Yên Phụ đã quán triệt, vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
 
Ngoài nội dung chính, phần Phụ lục của cuốn sách còn đem đến cho người đọc những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật về nét đặc trưng văn hóa cũng như các hoạt động của phường như chùa Trấn Quốc, đình Yên Phụ, đại hội của Đảng bộ và các tổ chức chính trị xã hội. Đặc biệt, trong phần này còn có hai bức ảnh về Bác Hồ đến chúc tết các gia đình công nhân Nhà máy Điện Yên Phụ (1957) và thăm khu lao động An Dương (1959), khơi dậy sự phấn khởi, tự hào của nhân dân Yên Phụ khi được Hồ Chủ tịch nhiều lần đến thăm hỏi, động viên.
 
Quá trình xây dựng, đi lên của phường đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu để Đảng bộ và nhân dân Yên Phụ tiếp tục phát triển trong các giai đoạn mới như luôn quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng; vun đắp, phát huy truyền thống đoàn kết; coi trọng công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị; làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, phát huy các giá trị truyền thống. Những kinh nghiệm ấy chính là sức mạnh, là hành trang để nơi đây kế tiếp những trang sử vẻ vang, hào hùng, tự hào của bao lớp thế hệ cha anh đã xây đắp nên, để mảnh đất này ngày càng rạng rỡ đi lên.
 
Cuốn Lịch sử cách mạng phường Yên Phụ (1930-2013) được hoàn thành với lòng tâm huyết, niềm tự hào và sự đóng góp trí tuệ của đông đảo các tầng lớp cán bộ, nhân dân Yên Phụ, là bài giảng lịch sử sâu sắc, sinh động để mỗi người nơi đây thêm tự hào và cố gắng phát huy truyền thống làm giàu, làm đẹp quê hương hơn nữa.
 
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu!

 

Sách cùng chuyên mục

Lịch sử Đảng bộ quận Thanh Xuân 1930-2015

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1997. 

 

 

Ban Chấp hành Đảng bộ quận Thanh Xuân
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
312
14,5x20,5

Trung đoàn Thủ Đô – Ngày về vinh quang

Trung đoàn Thủ Đô - ngày về vinh quang là nhan đề cuốn sách do Ban Liên lạc truyền thống cựu chiến binh Trung đoàn Thủ Đô biên soạn dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành hướng đến chào mừng kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2014) đồng thời tri ân những chiến sĩ “cảm tử” của Trung đoàn Thủ Đô anh hùng, những người con đã sống, chiến đấu và hy sinh cho mảnh đất này.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
468 trang
16 x 24 cm

Suy ngẫm đầu tuần

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc của dân tộc . Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, nền văn hóa Việt Nam không ngừng được bồi đắp và kết tinh, tạo nên sức sống mãnh liệt , giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió, phát triển và lớn mạnh.

Báo Hà Nội Mới
Nhà xuất bản Hà Nội
2012
218 trang
15 x 22 cm

Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang (1930 - 2015)

 Tháng 10 năm 1982, phường Kim Giang được thành lập, là phường ven đô, tuori còn rất trẻ nhưng trong hơn ba thập niên qua, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, UBNB quận Đống Đa và Quận ủy, UBND quận Thanh Xuân, Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang đã đoàn kết một lòng, góp sức xây dựng phường phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng.

Ban Chấp hành Đảng bộ phường Kim Giang
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
264 trang
14,5 x 20,5 cm

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)