Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Văn học nghệ thuật
Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ

 Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ là cuốn sách được giải Nobel Văn học của nữ nhà văn nổi tiếng người Ucraina Svetlana Alexievich. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ, phỏng vấn các nhân vật nữ người Nga đã tham gia cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nước Nga chống lại phát xít Đức xâm lược trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Tác giả: Svetlana Alexievich
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 464 trang
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 Khi chiến tranh xảy ra, các cô gái Nga hầu hết ở tuổi mới lớn, trong đó rất nhiều cô dưới 18 tuổi, là học sinh trung học hoặc những năm đầu đại học hăng hái đến phòng tuyển quân để xung phong ra trận, đối đầu với bọn xâm lược hung ác để bảo vệ Tổ quốc.

Thời bấy giờ cùng với quan niệm ở phương Tây, ra trận là việc của đàn ông, hình ảnh các thiếu nữ ngoài mặt trận, lăn lộn trong các chiến hào, xung phong dưới làn đạn quân thù là hết sức xa lạ. Nhưng các cô gái Nga không nghĩ vậy. Với họ, không thể chấp nhận cảnh ngoại bang giày xéo trên mảnh đất quê hương. Họ có niềm tin đứng trước quân thù họ làm được tất cả những gì mà đàn ông có thể làm. Và thực tế ở chiến trường đã chứng minh điều đó. Thậm chí, cánh lính đàn ông đã nhiều lần phải ngả mũ khâm phục trước ý chí kiên cường, những hành động quả cảm cùng các chiến công của các cô gái tuổi mười tám, đôi mươi.

Nội dung sách đặc biệt phân tích sâu về những hoàn cảnh cùng những trăn trở, những định kiến xã hội của các nữ chiến sĩ thời hậu chiến, sau khi hào quang chiến thắng đã lùi xa. Từ mặt trận trở về, các cô gái tuổi đôi mươi không còn những nét tươi trẻ, ngây thơ như lứa tuổi vốn có. Hầu hết gia đình của họ đều chịu những tổn thất đau đớn, gia đình tan nát, người thân bị giết bởi quân xâm lược. Bản thân họ cũng mang trên người đầy rẫy những vết thương cả thể xác cũng như tinh thần. Và quan trọng hơn, việc hòa nhập trở lại cuộc sống bình thường sau chiến tranh là hết sức khó khăn đối với họ. Phải rất lâu sau…

Trên hết những điều nói trên, cuốn sách toát lên chủ nghĩa yêu nước, anh hùng của những cô gái Nga bình dị. Và với những hành động quên mình đó, các cô gái yếu đuối, mảnh dẻ đã góp phần quan trọng cho chiến thắng vĩ đại của nhà nước Xô viết cũng như của nhân loại trước hiểm họa phát xít; đồng thời qua đó cũng khẳng định lòng yêu nước, với niềm tin vào chính nghĩa, con người có thể làm được những việc vĩ đại không tưởng.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu.

Sách cùng chuyên mục

Tuyển thơ

Hư ảo.
Nhà văn Nguyễn Hiếu
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
492
15x22

Tiểu thuyết Làn sóng thứ 5

Làn sóng thứ 5 là tập đầu tiên trong sery khoa học viễn tưởng 3 tập về người ngoài hành tinh của nhà văn Mỹ Rich Yancey. Ngay khi ra mắt độc giả năm 2013, cuốn sách nhanh chóng trở thành đầu sách “bestseller” trên The New York Times đồng thời được bình chọn là Cuốn sách xuất sắc nhất dành cho thanh thiếu niên. Cuốn sách kể về những làn sóng mà kẻ xâm lược ngoài trái đất dùng để xóa xổ con người trên hành tinh này.

Rich Yancey
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
420 trang
15 x 24 cm

Nhà quê

“Cuốn sách sẽ không là váng nước, bọt mưa lâu nay Thái thấy rất nhiều ở các thư quán. Cuốn sách phải là xương máu của những cuộc đời” – đó là ước vọng của nhân vật chính - Thái sẽ vào nghề văn và sẽ viết như thế và cũng là những gì mà Ngọc Giao đã thể hiện trong tiểu thuyết Nhà quê.
Ngọc Giao
Nhà Xuất bản Hà Nội
2011
192 trang
13x19

Hà Nội thanh lịch

 Hoàng Đạo Thúy là nhà giáo dục, nhà biên khảo, nhà hoạt động văn hóa xã hội nổi tiếng ở Việt Nam. “Hà Nội thanh lịch” là cuốn khảo cứu công phu của ông về Hà Nội. Đây không phải sách lịch sử mà chỉ là những ký ức của Hoàng Đạo Thúy về địa lý - lịch sử - văn hóa Hà Nội từ 1945 ngược về trước. Trong cuốn sách này, người đọc sẽ bắt gặp những đề tài khá lạ lẫm, ít người đụng bút như “Chữa bệnh”, “Hội Tây”, “Cho vay lãi”,… bên cạnh đó có những chủ đề đậm tính thị dân như “Việc vui mừng, đám cưới”, “Đi lễ”. Thời buổi lòng tin giảm sút nghiêm trọng, việc “thanh lịch” của Hà Nội bị nghi ngờ cũng là điều dễ hiểu nên ở bài “Thanh lịch”, tác giả không viết theo kiểu tự biện mà kể những chuyện trong nhà mình, hàng phố, bè bạn ở trong chuyện lớn như tiếp khách, quan hệ trên dưới đến xưng hô trong nhà, ăn mặc,… Qua đó người đọc sẽ thấy một Hà Nội thanh lịch thật, là “nơi tập hợp tinh hoa của tứ tuyên”. Nhưng Thăng Long không chỉ có tinh hoa mà còn có cả thứ thô ráp, học làm sang, sĩ diện mà Hoàng Đạo Thúy gọi là “kiểu cách”, “thanh lịch giả”.

Hoàng Đạo Thúy
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
284 trang
14 x 20,5 cm

Vì tôi ghét Hàn Quốc

 

Chang Kang-Myoung sinh năm 1975 tại Seoul. Anh chính thức bắt đầu sự nghiệp viết văn năm 2011 sau khi tiểu thuyết đầu tay đoạt giải thưởng văn học Hankyoreh. Tiểu thuyết Vì tôi ghét Hàn Quốc của Chang Kang-Myoung ra mắt năm 2015 đã ngay lập tức thu hút một lượng lớn độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ, đồng thời gây được tiếng vang trên văn đàn và trong dư luận nhờ nội dung mang tính thời sự và lối kể chuyện mới mẻ.

Chang Kang-myoung; Dịch giả: Hà Linh
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
204 tr
14 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)