Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Trung đoàn Thủ Đô – Ngày về vinh quang

Trung đoàn Thủ Đô - ngày về vinh quang là nhan đề cuốn sách do Ban Liên lạc truyền thống cựu chiến binh Trung đoàn Thủ Đô biên soạn dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành hướng đến chào mừng kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2014) đồng thời tri ân những chiến sĩ “cảm tử” của Trung đoàn Thủ Đô anh hùng, những người con đã sống, chiến đấu và hy sinh cho mảnh đất này.

Tác giả: Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2014
Tổng số trang: 468 trang
Kích thước: 16 x 24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 0.50)
Giới thiệu về sách:

 

Cuốn sách là tập hợp những bài viết, hồi ký, câu chuyện và những kỷ niệm của những người lính Trung đoàn Thủ Đô năm xưa từ những năm tháng khởi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp mà mở đầu là trận chiến đấu 60 ngày đêm khói lửa trong vòng vây quân địch, góp phần giam chân địch tại Thủ đô để Trung ương, Chính phủ, toàn quân và toàn dân ta chuẩn bị cho cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện và lâu dài”. Đó còn là ký ức của những năm tháng chiến đấu gian khổ kể từ khi rút quân khỏi nội thành lên vùng kháng chiến để cùng quân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Và đó còn là những niềm vui, hạnh phúc trong ngày chiến thắng, trở về giải phóng và tiếp quản Thủ đô 10/10/1954 sau gần tám năm rời xa Thủ đô yêu dấu. Tinh thần “quyết tử” của những chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô tiếp tục toả sáng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Cho đến hôm nay truyền thống vẻ vang đó vẫn đang được các thế hệ chiến sĩ Trung đoàn Thủ Đô phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
 
Như một sự tri ân đối với người anh cả, người đỡ đầu cho Trung đoàn Thủ Đô ra đời - Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, là những bút tích, hình ảnh, bài viết của Đại tướng và những tình cảm của cán bộ chiến sĩ Trung đoàn Thủ Đô với Đại tướng. Qua đây bạn đọc sẽ càng cảm nhận được sâu sắc hơn về một vị tướng tài ba, đức độ của Quân đội nhân dân Việt Nam, một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.
 
Qua những câu chuyện chân thật, những lời kể mộc mạc, và những dòng văn giản dị, bạn đọc sẽ hình dung được phần nào đó những năm tháng chiến đấu vô cùng ác liệt của quân dân cả nước nói chung, của Trung đoàn Thủ Đô nói riêng, với những trận đánh, những chiến công vang dội, cùng những tấm gương chiến đấu dũng cảm quên mình. Đó chính là những dòng hồi ức đẹp về những năm tháng đấu tranh gian khổ nhưng rất hào hùng và khôngkém phần hào hoa của những chàng trai đất Hà thành “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, với những bài thơ, những câu hát thể hiện khí thế, tinh thần lạc quan của những người lính trong chiến hào và trên trận địa. Nhưng đó cũng là những dòng hồi ức chứa đựng những đau thương, mất mát khi nhớ về những đồng đội đã hy sinh anh dũng vì độc lập tự do, vì sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Để rồi hôm nay, những người lính của Trung đoàn Thủ Đô năm xưa khi tề tựu bên nhau không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về những đồng đội, đồng chí đã từng “súng bên súng đầu gác bên đầu/Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”.
 
Gần hai phần ba thế kỷ đã trôi qua, những người lính cảm tử trong Trung đoàn Thủ Đô tiến về giải phóng Hà Nội năm xưa người còn, người mất, nhưng truyền thống “Quyết tử quyết sinh” vẫn luôn là "điểm tựa" để cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn Thủ Đô hôm nay không ngừng phấn đấu, vươn lên, góp phần tô thắm thêm những trang vàng lịch sử truyền thống của đơn vị, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Và quả thực đúng như lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trung đoàn Thủ Đô đã tượng trưng cho bộ đội của một dân tộc nhược tiểu quyết tâm không muốn làm nô lệ và đã ngang nhiên chống lại quân đội một nước lớn hùng mạnh của đế quốc chủ nghĩa. Trung đoàn Thủ Đô đã nối chí truyền thống oanh liệt của các vị anh hùng thuở trước”. Truyền thống quyết chiến quyết thắng cũng như tinh thần “quyết tử” của Trung đoàn Thủ Đô sống mãi với thủ đô Hà Nội anh hùng và trường tồn cùng thời gian. Đó cũng là biểu tượng cao đẹp về tinh thần anh dũng chiến đấu bảo vệ Thủ đô, bảo vệ Tổ quốc của những người lính năm xưa, để thế hệ trẻ hôm nay và mai sau noi theo.
 
Qua ba phần của cuốn sách cuốn sách (Phần 1: Trung đoàn Thủ Đô trog sự nghiệp kháng chiến chống Pháp 91946-1954); Phần 2: Trung đoàn Thủ Đô trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Phần 3: Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với Trung đoàn Thủ Đô) bạn đọc sẽ hiểu hơn về Trung đoàn Thủ Đô - một trong những trung đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta suốt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, đã lập nhiều chiến công viết nên truyền thống vẻ vang “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, góp phần cùng quân dân cả nước giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu.
 
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách Trung đoàn Thủ Đô – ngày về vinh quang.
 
 
Nhà xuất bản Hà Nội

 

Sách cùng chuyên mục

Tìm hiểu lịch sử Hà Nội - Việt Nam

 

Nguyễn Đình Kiệm
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
128
13,5 x 20,5 cm

Đường tới dinh Độc Lập

Cuốn sách “Đường tới dinh Độc Lập” củanhà báo Đào Nguyễn do Nhà xuất bản ấn hành đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước 30-4-1975. Đây là câu chuyện về một phần cuộc đời có thể nói là quan trọng nhất của những anh lính xe tăng 390, 866, 846 cũng như đại đội tăng 4 trong đội hình của Lữ đoàn tăng 203 tiến vào dinh Độc Lập trong thời khắc quan trọng nhất của cuộc chiến tranh: giải phóng Sài Gòn - trung tâm đầu não của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Đào Nguyễn
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
88 trang
13,5 x 20,5 cm

Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự

 Để hệ thống lại những sự kiện liên quan đến vấn đề Nam Bộ kháng chiến một cách đầy đủ, tổng quát và chính xác, dựa vào nguồn tài liệu lưu trữ hiện có, năm 2007 Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã tổ chức biên soạn và xuất bản sách “Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) qua tài liệu lưu trữ”. Sau cuốn sách có tính khái quát cao, bao gồm hầu hết các tiêu đề hồ sơ tài liệu và tóm tắt những sự kiện quan trọng về cuộc kháng chiến ở Nam Bộ này, các cuốn công bố toàn văn theo các chuyên đề lần lượt ra mắt độc giả. Một trong những cuốn đó là Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự được biên soạn và xuất bản.

Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
900

Làng Cự Đà xưa và nay

 Cự Đà là một làng Việt cổ. Xưa kia thuộc xã Hạ Thanh Oai, tổng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Đầu thế kỷ XX là xã Cự Đà, tổng Tả Thanh Oai tỉnh Hà Đông. Nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. 

Vũ Kiêm Ninh
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
176 trang
14,5 x 20,5 cm

Ấn Chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)

Nhằm cung cấp cho độc giả thêm thông tin về việc quản lý, sử dụng con dấu của triều Nguyễn về các khía cạnh như loại hình dấu, kích thước, hình thể, phương thức sử dụng dấu trên văn bản, Trung tâm lưu trữ quốc gia I đã phối hợp cùng Nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)”.

Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - TT lưu trữ quốc gia
Nhà xuất bản Hà Nội
2013
279 trang
20 x 29cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)