Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Thế sự và Mắt nhìn

Trong vòng 30 năm qua, nhiều biến động dữ dội và bất ngờ đã diễn ra trong đời sống quốc tế, tác động sâu sắc đến tất cả các nước trong đó có Việt Nam - quốc gia nằm ở một trong những vùng xung yếu nhất của thế giới hiện đại. Các trục quan hệ, các tầng lợi ích đan cài vào nhau hết sức phức tạp và nhạy cảm làm cho việc nhìn nhận, phân tích thế sự trở thành một thách thức lớn đối với các nhà bình luận thời cuộc. Trong bối cảnh đó, Hồ Quang Lợi là cây bút chính luận ngày càng được chờ đợi, tin cậy và mến mộ.

Tác giả: Hồ Quang Lợi
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2015
Tổng số trang: 380 trang
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 0.25)
Giới thiệu về sách:

Sinh ra và lớn lên ở Quỳnh Đôi - một làng quê hiếu học, giàu truyền thống văn hóa và cách mạng thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, ông đã đến với nghiệp báo như một nhu cầu nội tại và sớm khẳng định được chất nghề trong làng báo khi là người đầu tiên và người duy nhất của báo in nhận giải Báo chí toàn quốc (giải cá nhân) do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lần thứ nhất năm 1991. Hơn ba thập kỷ cầm bút miệt mài và sáng tạo, Nhà báo Hồ Quang Lợi - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - nổi tiếng là một cây bút chính luận, một nhà bình luận quốc tế xuất sắc trong nền báo chí cách mạng Việt Nam.
 
Ai cũng biết để trở thành một nhà báo chính luận chuyên nghiệp không dễ - bởi thể loại này rất kén người viết. Một bài bình luận hay, đạt hiệu quả cao phải đạt đến độ nhuần nhuyễn của cả ba tiêu chí: đề cập đến vấn đề nóng bỏng đang là mối quan tâm của cả xã hội; chiều sâu lý lẽ sắc sảo trên cơ sở tổng hợp, xâu chuỗi và phân tích sự kiện để đưa ra những nhận định cùng dự báo xác đáng nhất; cách viết uyển chuyển, linh hoạt, hấp dẫn người đọc. Chính những đặc điểm này tạo nên sức thuyết phục và quyết định mức độ tác động đến dư luận xã hội, kết thành giá trị một bài chính luận của nhà báo Hồ Quang Lợi. Cùng với sự năng cảm, nhạy bén, tinh tế trong phát hiện và tiếp cận vấn đề, các bài viết của ông đã dần định hình nên một phong cách riêng biệt - phong cách Hồ Quang Lợi.
 
Làm báo chuyên nghiệp liên tục trong suốt 30 năm, và từ hơn 5 năm nay, dù đã chuyển công tác với cương vị Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nhưng trước các sự kiện lớn, ngay lập tức, nhà báo Hồ Quang Lợi lại cho ra đời những bài bình luận như “Chiều kích cuộc biến động mới”, “Thông điệp lớn trên Quảng trường Đỏ” hay “Ngòi bút xây thế trận”... Và ông gọi đó là “Những lát cắt thời sự”, được tập trung trong Chương một của cuốn sách Thế sự và mắt nhìn.
 
Nhà báo Hồ Quang Lợi vốn có biệt tài trong việc đặt tên cho các bài báo, từ đó toát lên thái độ, quan điểm rõ ràng của tác giả và điều này được thể hiện ở Chương hai cuốn sách với loạt bài: “Dải lụa mềm và thanh kiếm sắc”, “Trên đôi cánh tư duy và cảm xúc”, “Có những điểm dừng báo bão”, “Giải cứu lệch chuẩn ngôn ngữ”... Ông luôn nhắc mình “Giữ lửa cho ngọn bút” và “Ngọn bút chiến đấu” - điều luôn là ưu thế của ông. Để làm được điều này một cách hiệu quả đòi hỏi tác giả - các nhà báo - phải luôn có “Trái tim nóng, cái đầu lạnh”.
 
Chương ba cuốn sách có tên “Tình đời - tình nghề”, bên cạnh những bài viết mới, một số bài viết có chung tiêu chí được chọn lại, đó là những kỷ niệm sâu sắc với các đồng nghiệp trong sự nghiệp làm báo của ông. Cũng ở đây, bạn đọc có thể tiếp cận gần hơn với con người riêng tư Hồ Quang Lợi: vui - buồn, ấn tượng, suy nghĩ về cuộc sống, nghề nghiệp cùng tình yêu gia đình, hạnh phúc qua một cuộc trò chuyện hỏi ngắn đáp gọn mang cái tên dài nhất tập sách “Sự thật đôi khi không phải là điều người ta nhìn thấy”.
 
Ngoài phần chính văn, cuốn sách còn phần Thấm đượm ân tình là phụ lục tuyển một số bài dẫn luận cho các cuốn sách đã xuất bản của ông như một lời cảm ơn, một sự tri ân đồng nghiệp, bạn nghề vong niên. Đó là những người đã theo sát, động viên ông suốt chặng đường hoạt động báo chí.
 
Tốt nghiệp khoa Ngôn ngữ và Văn học nước ngoài của Trường Đại học Tổng hợp Bucarét (Rumani), Hồ Quang Lợi từng chuẩn bị sẵn cho mình một tâm thế khi về nước: hoặc là được làm việc tại viện nghiên cứu hoặc là giảng viên của một trường đại học… Nhưng nghề báo đã chọn ông. Và ông cũng không phụ nghề. Ông khẳng định: “Lao động báo chí đã giúp tôi rèn luyện, thử thách về bản lĩnh, khả năng ứng phó với những tình huống nảy sinh; khả năng nắm bắt, tổng hợp, phân tích, nhận định, dự báo tình hình…”. Suốt 35 năm trải qua hầu hết các công việc khác nhau trong lao động báo chí với 9 lần được nhận giải Báo chí quốc gia (trong đó có 5 giải A) và đã đứng mũi chịu sào đảm trách công tác tư tưởng, tuyên giáo Thủ đô ở một giai đoạn đầy dấu ấn (2010 - 2015), Hồ Quang Lợi vẫn luôn khẳng định: “Nếu đúng nguyện vọng cá nhân thì tôi muốn theo đuổi nghề báo đến cuối đời vì đó là nghiệp mà tôi đã gắn bó máu thịt”.
 
Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập nền báo chí cách mạng, 90 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, trân quý một nhà báo tài năng và nhiệt huyết, có lương tâm và trách nhiệm với nghề, với đời, Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức xuất bản cuốn “Thế sự và mắt nhìn” của nhà báo Hồ Quang Lợi. Vượt khỏi khuôn khổ là tập hợp những bài báo, bài bình luận sâu sắc, cuốn sách thực sự trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà báo. Và hơn cả điều đó, “Thế sự và mắt nhìn” dành cho tất cả mọi người bởi giá trị nhân văn và ý nghĩa xã hội sâu sắc ẩn chứa sau những trang viết mẫu mực.
 
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Sách cùng chuyên mục

Di vật tiêu biểu Hoàng thành Thăng Long 2002-2013

Cuốn sách ảnh song ngữ Việt-Anh“Di vật tiêu biểu Hoàng thành Thăng Long 2002-2013 - Typical Artifacts found in the Imperial Citadel of Thang Long between 2002 and 2013do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội thực hiện vừa được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành vào tháng 12 năm 2014. Cuốn sách là tài liệu hữu ích để quảng bá, tuyên truyền về giá trị của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội – di sản văn hoá thế giới. Với những di vật tiêu biểu được phát lộ từ năm 2002 đến nay, độc giả và những người quan tâm đến di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội sẽ được chiêm ngưỡng và khám phá những tầng sâu văn hoá, giá trị của từng di vật đã ẩn mình trong lòng đất hàng ngàn năm lịch sử.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
100 trang
20 x 20 cm

Khu phố Tây Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua Tư liệu địa chính

 Cuốn sách Khu phố Tây Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính là cuốn sách thứ hai của PGS.TS Phan Phương Thảo va cộng sự trong con đường khai phá các tư liệu địa chính về các khu phố cổ, khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam ấn hành quý I năm 2017.

PGS.TS Phan Phương Thảo
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
420
15x24cm

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

 

Thổ Hà là làng quê cổ kính nằm bên tả ngạn sông Cầu, xưa địa danh này thuộc xã Thổ H, tổng Tiên Lát, huyện Việt Yên. Từ năm 1955, xã Thổ Hà cùng với Yên Viên (làng Vân) và Nguyệt Đức sáp nhập đổi là xã Vân Hà, thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và tồn tại cho đến ngày nay. Giá trị nổi bật ở làng cổ Thổ Hà phải kể tới là vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú như hệ thống các công trình kiến trúc cỏ gồm: đình, đền, chùa, văn chỉ, nhà cổ, cổng làng... Trong đó tiêu biểu là cụm di tích đình, chùa, văn chỉ Thổ Hà đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
298 trang
14,5 x 20,5 cm

Tìm hiểu lịch sử Hà Nội - Việt Nam

 

Nguyễn Đình Kiệm
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
128
13,5 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)