Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Văn học nghệ thuật
Con đường này tiếp đến cửa miệng một ai đó

“Con đường này tiếp đến cửa miệng một ai đó” là tuyển tập thơ và truyện ngắn của nữ nhà văn, nhà thơ Nhật Bản Hachikai Mimi, người từng nhận được nhiều giải thưởng văn học danh giá của xứ sở hoa anh đào.

Tác giả: Hachikai Mini
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2015
Tổng số trang: 152 trang
Kích thước: 13 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

“Con đường này tiếp đến cửa miệng một ai đó”, tên tập sách đồng thời là một bài thơ mang phong cách hiện đại của Hachikai Mimi. Giọng điệu thơ đậm chất nhạc, cách trình bày ngôn ngữ tự do, gần với văn xuôi thể hiện những suy nghĩ bên trong của tác giả cùng những liên tưởng mơ hồ, trừu tượng nhưng rất đẹp và sống động, ám ảnh về những sự việc diễn ra trong cuộc sống. Trong quan niệm của nhà thơ, con người giao tiếp, cảm nhận, ảnh hưởng nhau nhưng một lúc nào đó họ lại bỏ quên điều đó. Rồi lại lặp lại hành trình với những kết nối mới, lại “mặc” vào yêu thương, và “cởi bỏ”, giống như một vòng tuần hoàn. Hachikai Mimi cảm nhận được điều đó và đã cố gắng để diễn đạt nó bằng những ngôn từ đầy sức gợi.
 
Bên cạnh những bài thơ tự do là ba truyện ngắn được chọn “Tiếng con khỉ rơi”, “Tiết Đông chí”, “Vườn con sứa” như những lát cắt về cuộc sống thường nhật của những người dân Nhật bình dị. Đó không phải là nhịp đời ồn ào, xô bồ, căng thẳng của một xã hội công nghiệp mà chỉ là suy tư của một người phụ nữ độc thân với nỗi ám ảnh về bản năng làm mẹ, một cô con dâu mang bầu với nhịp điệu chậm rãi và những khúc mắc mơ hồ về cuộc sống… hay chỉ đơn giản là sự cảm nhận nhịp đời của nhân vật “tôi” với một ông lão nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiệt độ lòng đất và khoảng thời gian có ánh sáng mặt trời.
 
Nếu nét nổi bật ở những bài thơ là sự tự do phóng khoáng gợi liên tưởng không cùng thì văn xuôi của Hachikai Mimi trong tập này lại mang đặc điểm là cách ngắt câu, dùng từ gợi đến những câu thơ văn xuôi, nhẹ nhàng đầy sâu lắng, lời kể chậm rãi, chân thực, đôi khi hơi buồn tẻ. Nhưng toát lên ở từng trang viết chính là hơi thở chân thực, gần gũi của cuộc sống với những con người rất sống động của xứ Phù Tang nhờ đó mà gợi nhiều xúc cảm và niềm đồng cảm của người đọc.
 
Với 9 bài thơ, 3 truyện ngắn, tập sách có nội dung hấp dẫn, cách viết, nghệ thuật thể hiện có nhiều cách tân, biến tấu linh hoạt, Con đường này tiếp đến cửa miệng một ai đó cũng chính là con đường để bạn đọc tiếp cận gần hơn với văn chương Nhật Ban đương đại.
 
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu!

Sách cùng chuyên mục

Bộ tiểu thuyết “Loạn thế vi vương”

 Bộ tiểu thuyết 4 tập “Loạn thế vi vương” của tác giả Cố Tuyết Nhu thuộc thể loại văn học Trung hoa cổ dày hơn 2000 trang, kể về cuộc đời thăng trầm của một thiếu gia họ Du tên Du Diểu có tài, có trí và có tâm huyết với vương gia, dòng tộc với muôn vàn biến cố cuộc đời, diễn tả sâu sắc tâm lý nhân vật. Cuốn sách được Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 2016 và Công ty Cổ phần Thương mại Quốc tế Hoàng Tiến – Nhãn sách Cẩm Phong phát hành.

Cố Tuyết Nhu
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
14.5 x 20.5 cm

“Khi anh gặp em”

 “Khi anh gặp em” là cuốn tiểu thuyết văn học Trung Quốc hiện đại được Nhà xuất bản Hà Nội vừa cho ra mắt bạn đọc vào tháng 9 năm 2016. Cuốn tiểu thuyết kể về mối tình đầy sóng gió của đôi nam thanh nữ tú. Vượt qua rào cản về xuất thân, cảm với tính cách của cô gái trẻ Tang Tử Khâm, chàng trai Tiêu Trí Viễn - một chàng trai giỏi giang của dòng họ Tiêu nhưng không được cha tín nhiệm, luôn nỗ lực vươn lên chứng tỏ bản lĩnh trên thương trường và anh đã dần thành công trong kinh doanh. Bên cạnh anh là cô gái trẻ Tang Tử Khâm có một tình yêu vô cùng trong sáng, nhưng cuộc đời đã xảy đến với cô bao biến cố khiến tình yêu của cô luôn gặp trắc trở, từ yêu đến hận chàng trai. Trải qua bốn năm bên nhau cả hai không một cơ hội để giải thích sự thật về đứa con mà họ nhận nuôi chung để rồi đẩy họ đến đỉnh điểm của bi kịch quyết định chia tay. Chính tại thời điểm đó mọi  ân oán, mâu thuẫn dần được sáng tỏ và họ đã nhận ra không thể mất nhau lần nữa.

Vô Xứ Khả Đào
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
714 trang
14,5 x 20,5 cm

Thú lang thang người Hà Nội

 Nhà văn Băng Sơn từng tâm sự: “Hà Nội như máu thịt tôi, không thể tách rời ra được nữa. Tôi chưa bao giờ sống xa Hà Nội quá một tuần. Hà Nội có gì thì trong con người tôi có cái ấy dù tôi không phải là bách khoa thư lưu trữ toàn bộ những thứ liên quan đến Hà Nội, nhưng gần một đời thâm nhập vào Hà Nội, tôi tự thấy mình quá hiểu Hà Nội lắm rồi”. Chính tình yêu và sự am tường tinh tế ấy đã khiến ông làm nên những trang văn đẹp viết về cái đẹp tài hoa, đài các của đất kinh kỳ và tiêu biểu trong số đó chính là tập tản văn “Thú lang thang người Hà Nội”. 

Băng Sơn
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
292 trang

2013 - Tập 2 - Bình minh rực rỡ

 Năm 2013, bệnh dịch thây ma bùng nổ trên khắp trái đất. Trong cơn đại dịch đó, các quốc gia, các cá nhân phải lựa chọn con đường để chiến đấu với bệnh dịch, bảo vệ sự sống và bảo vệ đất mẹ. Truyện kể về quá trình trưởng thành dần dần cả về tư tưởng và ý chí của nhóm bạn Lưu Nghiễn trong cơn đại dịch đó: từ chỗ đơn thuần chốn chạy tử thần đến lúc chủ động đương đầu với hiểm nguy để tìm ra một con đường bảo vệ tất cả mọi người và giải quyết bệnh dịch. 2013 là câu truyện về ý chí và tình yêu: tình yêu giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, giữa cá nhân với cộng đồng, với Tổ Quốc...

Phi Thiên Dạ Trường - Dịch giả: Oải Hương Tím
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
668 trang
14.5 x 20.5 cm

Ngày về chiến thắng (1954-2014)

Cách đây 60 năm, với chiến thắng Điện Biên phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cậu”, thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng. Trong niềm vui chung đó, những người con yêu dấu là những chiến sĩ cách mạng, chiến sĩ yêu nước bị bọn thực dân đế quốc bắt giam, giam cầm ở nhiều nhà tù, trại giam trên khắp đất nước ta đã chiến thắng trở về, tiếp tục công tác và chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc vì hạnh phúc của nhân dân ta. Kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng thủ đô, các thế hệ chiến sĩ cách mạng thành phố Hà Nội bị địch bắt tù đầy từ thời kỳ cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ đã tìm đến với nhau để ôn lại những năm tháng hào hùng không thể nào quên trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Để lưu lại những kỷ niệm của ngày gặp mặt đày cảm xúc ấy, Ban Đại diện các chiến sĩ bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản cuốn kỷ yếu cuộc gặp mặt dưới nhan đề “Ngày về chiến thắng (1954-2014)”. Cuốn sách được ấn hành quý I năm 2015.

Ban đại diện chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy thành phố Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
56 trang
13 x 20.5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)