Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
“Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội” qua cách nhìn của một nhà tư vấn chuyên môn
Thứ năm, 18/06/2015 06:56

Nằm trong cơ cấu của mảng sách Kinh tế - Văn hóa - Xã hội của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II, đề tài Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội đã đưa ra mục tiêu tổng kết quá trình phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội như tên của cuốn sách đặt ra, qua đó khẳng định vị trí, vai trò, giá trị của kinh tế đối ngoại trong tiến trình lịch sử và 30 năm đổi mới ở Hà Nội, đồng thời gợi mở tầm nhìn và đề xuất các giải pháp mang tính tiên phong, dẫn dắt với tư cách là đầu tàu, trung tâm của kinh tế đối ngoại Thủ đô lan tỏa ra khu vực trọng điểm phía Bắc và cả nước. Qua 12 chương của bản thảo, PGS. TS. Nguyễn Chí Mỳ cho rằng công trình cơ bản đã đạt được mục tiêu trên và đây được xem là thành công bước đầu của các tác giả.

 
Tham gia Hội đồng nghiệm thu bản thảo với tư cách là Trưởng ban Tư vấn chuyên môn, PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ thấy các tác giả đã bám sát đề cương triển khai thực hiện cuốn sách một cách công phu, nghiêm túc. Vậy nên, bản thảo lần này có bước tiến dài, đã khắc phục được sự mờ nhạt của kinh tế Thăng Long bằng việc bổ sung Chương I và Chương II, đồng thời đặt đúng tầm vị trí, tầm nhìn và bước đi các hoạt động kinh tế đối ngoại trên địa bàn Thủ đô đến năm 2030 bằng việc thực hiện Chương XI và Chương XII. Với kết cấu 12 Chương đã làm cho cuốn sách có sự cân đối hơn khi thực hiện ý tưởng và nội dung mà đề tài yêu cầu.
 
Để bản thảo hoàn thiện hơn, Trưởng ban Tư vấn chuyên môn cũng có những góp ý, trao đổi để các tác giả cân nhắc như: Từ Chương II sang Chương III, việc chuyển tiếp trong tổng kết thực tiễn kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội người đọc có cảm giác chưa thật logic, nên chăng sau Chương II cần bổ sung một Chương: Những bước chuyển trong kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội trước đổi mới để bảo đảm tính liên tục và logic trong tổng kết.
 
Bên cạnh đó cần phân tích đậm hơn về kinh tế tri thức, công nghệ và năng suất lao động ở Hà Nội dưới góc độ của kinh tế đối ngoại trong điều kiện hội nhập Quốc tế và toàn cầu hóa. Đồng thời, các tác giả cần khắc phục nhiều số liệu và nhận định tình hình chưa cập nhật ở các trang 74, 75, 76, 77, 78, 84, 85, 86, 94, 123, 131, 156, 404, 409… Thành ủy Hà Nội đã có dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XVI, các tác giả nên tham khảo để cập nhật các số liệu. Cách diễn đạt ở một số trang cần chuẩn xác hơn. Ví dụ như trang 383: Từ nay đến 2010 (?), hiện nay đã là 2015, hoặc Luật Thủ đô đã được Chủ tịch nước ký lệnh công bố từ 3.12.2012 và có hiệu lực từ 1.7.2013, đồng thời Pháp lệnh Thủ đô đã hết liệu lực, nhưng một số trang như trang 11, trang 389, bản thảo vẫn diễn đạt là: sắp tới hoặc tương lai sẽ có Luật Thủ đô…
 
Những nhận định, đánh giá cùng góp ý của một người có nhiều năm công tác trong lĩnh vực kinh tế và là chuyên gia tư vấn chuyên môn, các tác giả tiếp thu sẽ góp phần hoàn thiện bản thảo và sẽ là một cuốn sách hay, hữu ích, phục vụ được rộng rãi bạn đọc.
 
(Tổng hợp theo ý kiến nhận xét của PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ)
 
Ngọc Khánh tổng hợp
 
Nhà xuât bản Hà Nội
 
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá