Tóm tắt
nội dung:
- Năm 1994 GS. Huệ Chi đã
cho xuất bản chuyên luận Gương mặt văn học, lần đầu tiên đưa ra một tiêu
chí thật sự cởi mở và thuyết phục về khái niệm văn học Thăng Long.
- Lần này, nhóm tác giả sẽ làm
mới các bài viết trước bằng phương pháp tiếp cận mới mẻ với nhiều nguồn
tư liệu mới bổ sung.
- Dung lượng bộ sách được mở
rộng.
- Về nội dung: làm rõ tính
đặc trưng của văn học Thăng Long, với tính chất chính thống, quan phương, tiềm
năng dân chủ; chất trí tuệ, trữ tình, sang trọng; sức sống dài lâu, lan toả từ
đời này sang đời khác… được thể hiện qua từng chân dung văn học tiêu biểu.
Bình luận
* PGS.TS. Vũ Tuấn Anh (Bình luận đề cương)
1. Nhận xét
về đề tài
- Công trình nhằm mục đích
tìm hiểu, giới thiệu những khuôn mặt văn học Thăng Long tiêu biểu trong gần
1000 năm lịch sử. Đây cũng là một công trình nhằm nhìn lại, đánh giá một cách
hệ thống tinh hoa và cốt cách Thăng Long thể hiện qua văn chương 10 thế kỷ, góp
phần nhận diện văn hóa Thăng Long.
- Công trình sẽ đáp ứng yêu
cầu bồi dưỡng, nhân cách và bản lĩnh cho các thế hệ con người Thủ đô và con
người Việt Nam
nói chung thời kỳ hiện đại.
- Công trình này cũng là một
đóng góp thiết thực vào chương trình xây dựng Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến và việc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
vào năm 2010.
Nhằm tới những mục tiêu
trên, công trình là một đề tài có ý nghĩa về nhiều phương diện và sẽ là một
cuốn sách có vị trí không thể thiếu trong Tủ
sách Thăng Long ngàn năm văn hiến đang được xây dựng.
2. Về phương pháp tiếp cận khoa học
- Công trình này đã có một
“tiền thân”, có ý nghĩa như một điểm tự khoa học và tư liệu để có thể tiếp tục
nâng cao - đó là cuốn Gương mặt văn học
Thăng Long cũng do GS. Nguyễn Huệ
Chi chủ biên, được xuất bản năm 1994 giới thiệu hơn 30 chân dung văn học Thăng
Long và đã có tiếng vang trong dư luận.
Công trình đang được biên
soạn - như đề cương trình bày - sẽ là một cuộc hoán cốt đột thai các bài viết
trước, sử dụng những phương pháp tiếp cận mới mẻ và bổ sung nhiều nguồn tư liệu
mới. Tầm vóc cuốn sách cũng được nâng cao, mở rộng với 10 tác giả được viết
mới. Với mục tiêu khoa học như trên, công trình hứa hẹn sẽ có một chất lượng
tốt xứng đáng với sự mong đợi của người đọc và đáp ứng được những yêu cầu đặt
ra cho một công trình kỷ niệm nghìn năm Thăng Long.
- Cách tiếp cận của công
trình là phù hợp với yêu cầu đặt ra, thể hiện ở các khâu:
+ Khảo sát tư liệu về tác
gia.
+ Khảo sát tư liệu văn bản,
chọn lựa những tác phẩm tiêu biểu nhất.
+ Bài Dẫn luận 40 trang khái quát toàn bộ tiến trình văn học Thăng Long,
nêu những đặc trưng nội dung và hình thức của mảng văn học này.
- Phương pháp nghiên cứu là
thích hợp và hiệu quả: phương pháp thống kê tổng hợp, thi pháp học và phương
pháp lịch sử.
3. Về cấu trúc và nội dung cuốn sách
3. 1 Cách tổ chức 3 chương
của cuốn sách là khoa học và hợp lý với các nội dung: Những gương mặt tiêu biểu qua các thời kỳ dựng nước và đuổi giặc; Tài
hoa, cốt cách Thăng Long; Bức tranh Thăng Long qua con mắt xưa.
Với 3 chương này, cuốn sách
đã bao quát được những nội dung và vấn đề cơ bản nhất, vừa chú ý được tính lịch
sử và tiến trình, vừa có được những điểm nhấn có tính đặc thù của văn học Thăng
Long.
3.2 Các bài viết trong các
chương được sắp xếp hệ thống, làm nổi bật chủ đề chung. Sự lựa chọn tác gia,
tác phẩm, vấn đề tỏ ra khoa học và tinh tế: mỗi tác giả và tác phẩm thường được
gắn liền với một sự kiện, một giá trị tiêu biểu mang tính lịch sử và văn
chương.
4. Cách tổ chức biên soạn
Các cá nhân đứng tên và phụ
trách bài viết là những cán bộ khoa học lâu năm và có uy tín. Quá trình nghiên
cứu chuyên sâu của họ về văn học trung đại nói chung và chuyên sâu về các tác
giả là một đảm bảo đáng tin cậy nhất cho chất lượng bài viết.
5. Góp ý thêm
Có nên thêm bài giới thiệu
Đặng Huy Trứ? Theo tiêu chí lựa chọn công trình về lựa chọn tác gia - sinh ra ở
Thăng Long, sinh sống và sáng tác tại Thăng Long, có tác phẩm về Thăng Long thì
Đặng Huy Trứ thỏa mãn được các yếu tố này:
Ông là nhà canh tân tích cực
và táo bạo: được triều đình Huế giao việc lập nhà buôn tại Hà Nội để mở rộng
thương mại, ông là người đã du nhập nghề ảnh và mở hiệu ảnh đầu tiên tại Hà Nội
- ngày nay được lấy làm ngày khai sinh ngành nhiếp ảnh nước ta.
Ông đã lập ra dòng họ Đặng -
vốn gốc ở Huế - tại Gia Lâm - Hà Nội
Ông đã có những sáng tác về
Thăng Long.
6. Kết luận.
Đây là một công trình tốt.
Toàn bộ nội dung cũng như cách tổ chức biên soạn đã được trình bày đầy đủ và
sáng rõ trong Đề cương.
Tôi hoàn toàn ủng hộ việc
biên soạn công trình.
Nhà xuất bản Hà Nội