"Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội" - Một công trình có tầm nhìn xa
Đầu tiên ông muốn nhấn mạnh các tác giả cần lưu ý NGO là của tổ chức phi chính phủ, không nằm trong ODA. Xung quanh câu chuyện NGO là cả một số vấn đề vừa viện trợ nhân đạo, vừa là công cụ của một số tổ chức quốc tế gắn với tôn giáo, sắc tộc, an ninh.
Chuyên gia kinh tế phân tích, ODA có hai nguồn chính: của các chính phủ và của các tổ chức quốc tế; khác với FDI chủ yếu là của tư nhân. Do vậy, ODA phụ thuộc nhiều vào quan hệ chính trị giữa nước nhận viện trợ với chính phủ cấp vốn và IMF, WB, ADB. Vấn đề ODA có liên quan với nợ quốc gia và khả năng trả nợ nước ngoài. Nên có so sánh lợi thế của ODA và FDI. Nếu có thể nên trình bày cả đầu tư gián tiếp, vì Hà Nội là một trong hai địa phương có sở giao dịch chứng khoán.
Ở trang 36 của bản thảo, các tác giả lại cho ODA là vốn đầu tư gián tiếp, trong khi thế giới khi nói đến đầu tư gián tiếp chỉ đầu tư thông qua mua bán cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán.
Ngoài ý kiến góp ý về hiểu chính xác các tổ chức, nguồn vốn, GS.TSKH. Nguyễn Mại với vốn hiểu biết chuyên sâu mảng kinh tế, kế hoạch, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong viết sách, ông lưu ý các tác giả cần tránh trùng lặp giữa các chương và trong từng chương. Ông đã nêu một số trường hợp cụ thể về việc trùng lặp nội dung để các tác giả xem lại và chỉnh sửa:
Chương 1 đã dành 17 trang, từ trang 17 đến trang 34 trình bày khái quát về lợi thế của Hà Nội từ quy mô, cơ cấu dân cư, vị thế, tài nguyên…; trong khi ở chương 9, mục 9.1.2, chương 10, mục 10.1, chương 11, mục 11.2.2 đều nói về lợi thế của Hà Nội trong từng lĩnh vực, thị trường. Về cơ sở hạ tầng, trang 398 (chương 11) và trang 409 (chương 12) khá trùng lặp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã trình bày ở trang 408, 409 lại lặp lại ở trang 412. Con số tăng trưởng GDP ở hai trang khác nhau; trang 408: 11-12% 2016 - 2020, 9,5 - 10% 2021- 2030; trang 412: 9 - 10% 2016 - 2020, 7,5- 8,5% 2021- 2030.
Để thể hiện rõ nét về tốc độ phát triển kinh tế thì cần phải có số liệu đó là các bảng biểu. Tuy nhiên, là người nhiều năm hoạt động kinh tế đồng thời còn là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học và viết sách GS.TSKH. Nguyễn Mại đã chỉ ra những bảng biểu trùng lặp nhau về số liệu hoặc thông số đưa ra không rõ ràng, không đồng nhất. Ví dụ như: Bảng 3.5 (trang 80), bảng 6.6 (trang 191), bảng 6.7 (trang 193) trùng nhau, đều về xuất nhập khẩu nhưng số liệu lại khác nhau. Ví dụ: xuất khẩu năm 2011, bảng 3.5 là 10.304, 2012 là 10.853, 2013 là 9.913 tỷ USD; các con số tương ứng ở bảng 6.7 10.306; 10.853 và 10.875 tỷ USD. Nên bỏ một biểu và có số liệu chính xác.
Bảng 4.5, tr. 121 so sánh với công nghệ thế giới theo cách nào, có nhiều chỗ phi lý, ví dụ quốc doanh có 10% công nghệ hiện đại trong khi tư nhân 30% và HTX tiểu thủ CN lại 16,7% (?).
Bảng 4.9, tr. 131: cơ cấu lao động FDI, thì nói về người lao động, số liệu lại khác với bảng 4.7, tr. 123, ví dụ năm 2009 có hai con số 79.000 người và 153.505 người.
Ở trang 353 của bản thảo, GDP của EU trong bảng là 22.268,387 tỷ euro, trên đó là 12.629 tỷ euro. GDP của Đức là 2.761,248 tỷ euro, trang 359 lại ghi 3.600 tỷ USD (hiện nay tỷ giá giữa euro và USD chênh lệch không nhiều).
Ngoài sự trùng lặp ra, theo Chủ tịch VAFIE thì trong bản thảo này, các tác giả còn mắc lỗi là dành quá nhiều trang trình bày những vấn đề chung của Việt Nam, trong khi đây là đề tài về kinh tế đối ngoại Thủ đô. Ông lấy ví dụ từ trang 243 đến trang 253 nói về đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu là của Việt Nam, của Hà Nội được thể hiện trong ba bảng 8.1, 8.2, 8.3.
Tính logic ở nội dung từng chương mục, theo GS.TSKH. Nguyễn Mại là điều mọi công trình khoa học phải tuân thủ. Tuy nhiên, trong công trình này, ông thấy một số nội dung của chương, mục thiếu tính logic như: Chương I, tr.9: - “Thăng Long không gần biển là đảm bảo an toàn cho kinh đô trước hiểm họa từ biển”.
“Vị thế Thăng Long cũng có nhiều bất lợi khi bị tấn công từ phía Nam”
Tài nguyên đất (trang 13, 14) thì lấy địa giới trước khi Hà Nội mở rộng (1/8/2008). Mục b) Cơ cấu của cư dân Thăng Long - Hà Nội (trang 20) lại nói cả đời sống văn hóa - tâm linh (trang 21), về kinh tế (trang 22).
Điều kiện dân số (trang 27), cần xem lại các số liệu liên quan đến dân số trong mục a và các chương sau để bảo đảm tính thống nhất, chính xác. Năm 1954 thành phố có 53 nghìn dân, năm 1961 có 91 nghìn người (trang 51 thì năm 1940 ước đạt 150 nghìn người, trang 67 năm 1954 có 436.624 người (?); tháng 8/2008 có 6.223 triệu người, (biểu 11.2 ; tr. 387 dân số 2008 là 6.350 người), 2010 có 7.212 triệu người (biểu 11.1 trang 387 năm 2010 có 6.591 triệu người).
Một vấn đề mà Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề cương bản thảo nêu khi đọc bản thảo đó là những vấn đề, những khái niệm phải luôn cập nhật để chỉnh sửa. Bản thảo thiếu tính cập nhật đó là “hai hành lang và một vành đai kinh tế” (trang 33, trang 35. trang 300), hiện nay chính phủ ta không còn nhắc đến nữa, mặc dù Trung Quốc vẩn muốn thực hiện; trong đó cái gọi là hành lang kinh tế gần như chung với ý đồ đường lưỡi bò, hay chín đoạn của Trung Quốc. Khá nhiều chỗ đề cập đến Pháp lệnh thủ đô ( trang 11, trang 35…) trong khi đã có Luật Thủ đô thay thế...
Cuối cùng ông có một góp ý nhỏ với các tác giả đó là một công trình nghiên cứu được xuất bản thành sách cần phải có tài liệu tham khảo, các trích dẫn phải ghi rõ tên tác giả, tên cuốn sách, công trình nghiên cứu, nhà xuất bản... Các tác giả nghiên cứu ý kiến nhận xét của các thành viên Hội đồng nghiệm thu bản thảo “Kinh tế đối ngoại Thăng Long- Hà Nội” để hoàn chỉnh công trình nghiên cứu, loại bỏ những chỗ trùng lặp, chính xác hóa số liệu và nhận định để chất lượng công trình đáp ứng được yêu cầu của “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”.
Bên cạnh những đánh giá mặt thành công của đề tài, cùng những góp ý cụ thể để bản thảo hoàn thiện hơn trước khi đến tay bạn đọc, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thấy các tác giả đề tài “Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội” đã tiếp thu nhiều ý kiến của Hội đồng nghiệm thu đề cương của đề tài này Về cơ bản, các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài như ODA, FDI, du lịch quốc tế, dịch vụ… được trình bày gọn và rõ ràng. Những khảo sát thực tế đều dựa vào tư liệu, thống kê, tham khảo các công trình có liên quan, nên có cơ sở đáng tin cậy. Ông đặt trọn niềm tin bản thảo sẽ là một cuốn sách thỏa mãn được đông đảo bạn đọc đang đón chờ.
(Tổng hợp theo ý kiến nhận xét của GS.TSKH. Nguyễn Mại)
Ngọc Linh tổng hợp
Nhà xuất bản Hà Nội