Tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội những nét đẹp truyền thống và hiện đại (bình luận đề cương)
Tóm tắt nội dung:
-
Quá trình hình thành và phát triển những bản sắc và tính cách của con người
Thăng Long - Hà Nội gắn liền với những đóng góp của các thế hệ của những người
trẻ tuổi. Thế hệ trẻ Thăng Long - Hà Nội, từ đời này sang đời khác luôn là
những người đi tiên phong trong lao động sáng tạo, chiến đấu, chống ngoại xâm,
giữ gìn và phát triển những phẩm chất tốt đẹp rất đặc trưng của “con người
Tràng An”. Những người trẻ tuổi vừa bảo vệ các giá trị truyền thống vừa mang
đến cho cuộc sống và văn hoá sự trẻ trung sôi nổi nhưng cũng đầy tinh tế của
Thăng Long - Hà Nội.
-
Công trình nghiên cứu những đặc trưng về nhân cách của tuổi trẻ Thăng Long - Hà
Nội từ truyền thống lịch sử, đặc biệt là tính cách xung kích và sáng tạo trong
học tập, lao động, chiến đấu chống ngoại xâm, so sánh với những biến đổi của nó
trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất
những giải pháp nhằm kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp truyền thống của
tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá và hiện
đại hoá Thủ đô Hà Nội và đất nước
-
Công trình cung cấp những thông tin và luận cứ khoa học cho bạn đọc, những
người quan tâm, đặc biệt là thanh thiếu niên thủ đô, giúp hiểu về đặc trưng và
nhân cách truyền thống, củng cố niềm tự hào, kế thừa và phát huy những truyền
thống này trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển Thủ đô hiện nay.
Bình luận sách:
* TS. Lưu Minh Trị (Bình luận đề cương)
Là
người đã làm công tác Thanh niên, tôi chăm chú đọc đề cương đề tài nghiên cứu về Tuổi trẻ của GS.TS. Đặng Cảnh Khanh. Sau đây
là mấy nhận xét bước đầu về đề cương đề tài:
1.
Những năm qua, Trung ương Đoàn, TP. Hà Nội và các cơ quan khoa học đã có không
ít đề tài nghiên cứu về Thanh, Thiếu niên. Việc GS.TS. Đặng Cảnh Khanh chọn đề
tài nghiên cứu về Nhân cách và Văn hóa của tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội là trúng và có giá trị thực tiễn lớn. Tuy nhiên, đây là một đề tài rất khó, bởi vì
từ những giá trị truyền thống về nhân cách và văn hóa của tuổi trẻ Thăng Long -
Hà Nội thì giữ gìn và phát huy nó trong đời sống đương đại đang chuyển động là
vô cùng khó khăn. Tôi ủng hộ tinh thần dũng cảm của tác giả khi chọn đề tài
loại phức tạp này.
2.
Về kết cấu nội dung đề tài: Do vấn đề lớn và phức tạo, nên tác giả cấu thành 3
phần nghiên cứu là hợp lý (nhân cách, cảm thụ và sáng tạo văn hóa, những thách
thức mới). Tuy nhiên, tên của từng phần và chia ra các chương (đề cương là 12
chương) có thể còn phải bàn và đề nghị tác giả xem xét lại cho đủ và chặt chẽ
hơn.
3.
Tôi xin gợi ý mấy điểm để tác giả xem xét:
Tôi
hiểu ở phần I và II, tác giả trình bày về giá trị truyền thống và nhân cách và
văn hóa của tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội.
Gần
đây trong Hội thảo về "Người Hà Nội
thanh lịch, văn minh" (ngày 7/10/2005) đã có 42 tham luận xoay quanh
lối sống - nếp sống - phong cách của người Hà Nội trong quá trình lịch sử (xưa
và nay). Hội thảo đã rút ra 8 đặc trưng giá trị về lối sống - nếp sống - phong
cách của người Hà Nội. Vì vậy, tôi đề nghị tác giả nêu ở 2 phần này với ý nghĩa
là giá trị truyền thống (về nhân cách và văn hóa của tuổi trẻ Thăng Long - Hà
Nội).
Phần
thứ III nên cân nhắc tên (tiêu đề), vì tên "Những thách thức của xã hội
hiện đại" thì không rõ, tên ngày đúng cho tất cả các nước đnag phát triển.
Việt Nam vừa trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa... nhưng "định
hướng XHCN" là nội hàm rất lớn để hình thành lối sống và phong cách. Hà
Nội có đặc điểm: Đô thị hóa nhanh, cấu trúc xã hội - dân cư phức tạp) nổi bật
là: Công chức, công nhân, sinh viên, trí thức, thị dân làm nghề buôn bán, nông
dân ven đô...). Thành phần xã hội đó và điều kiện kinh tế - xã hội đang chuyển
động hiện nay làm cho việc xây dựng lối sống - nếp sống - phong cách không đơn
giản.
Tôi
đề nghị nội dung ở chương X và XI nên có nội dung "Xu hướng, định hướng". Tôi cũng đề nghị tên chương XII: "Giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp về
nhân cách và văn hóa truyền thống... (Thêm "phát huy").
Tóm
lại, tôi hoan nghênh và nhất trí ủng hộ đề tài nghiên cứu về nhân cách và văn
hóa của tuổi trẻ Hà Nội do GS.TS. Đặng Cảnh Khanh chủ trì.
Nhà xuất bản Hà Nội