Tóm tắt nội dung:
Nghiên
cứu, tổng kết, đúc rút các bài học kinh nghiệm từ hoạt động đối ngoại suốt một
ngàn của Thăng Long - Hà Nội là một nhiệm vụ có ý nghĩa cấp bách, trước hết là
để tiếp tục phát huy giá trị ngàn năm văn hiến trong thời kỳ hội nhập sâu rộng
hôm nay. Đồng thời, việc làm sáng cái tài,
đức, trí, tâm của cha ông
trong ngàn năm giữ nước, dựng nước là một trọng trách và vinh dự, tự hào của
thế hệ chúng ta hôm nay. Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2010), Đề tài Bài học kinh
nghiệm trong hoạt động đối ngoại của Thăng Long - Hà Nội thuộc Chương trình
khoa học cấp Nhà nước Nghiên cứu, phát
huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô đã được triển khai trong 3 năm (2005-2007), thu hút sự quan
tâm của đông đảo các nhà khoa học nhằm cố gắng thực thi nhiệm vụ đó. Nhằm xã
hội hóa kết quả nghiên cứu, trên cơ sở kết quả của đề tài, nhóm biên soạn tổ
chức biên soạn lại để xuất bản thành sách với tiêu đề Hoạt động đối ngoại
trên đất Thăng Long - Hà Nội.
Hoạt động đối ngoại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói
riêng rất phong phú và sôi động, từ chủ thể (tổ chức chính trị, nhà nước, nhân
dân), đối tượng (quốc gia, tổ chức quốc tế, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức
văn hóa, cơ sở sản xuất kinh doanh...) đến các lĩnh vực (chính trị, kinh tế,
văn hóa, giáo dục...), trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, với những yêu
cầu, nhiệm vụ khác nhau của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Khuôn khổ
cuốn sách này không đủ sức đi sâu nghiên cứu tất cả những vấn đề trên, mà chỉ giới
hạn tổng hợp những hoạt động đối ngoại tiêu biểu diễn ra trên đất Thăng Long -
Hà Nội trong một ngàn năm qua, chứa đựng những ý nghĩa nhiều mặt để khái quát
thành một số bài học kinh nghiệm hữu dụng đối với hoạt động đối ngoại thủ đô và
đất nước thời mở cửa và hội nhập ngày nay.
Cuốn sách có kết cấu 7
chương như sau:
Chương
1. Thăng Long trong hoạt động đối ngoại của nhà Lý (1009-1225)
Chương
2. Thăng Long trong hoạt động đối ngoại của nhà Trần (1226 - 1400)
Chương
3. Đông Đô - Đông Quan trong hoạt động đối ngoại thời kỳ kháng chiến chống Minh
và thời Lê sơ (1426-1257)
Chương
4. Thăng Long trong hoạt động đối ngoại của nhà Mạc và Lê - Trịnh (1527-1789)
Chương
5. Thăng Long - Hà Nội trong hoạt động đối ngoại thời Tây Sơn và thời Nguyễn
(1789-1945)
Chương
6. Các hoạt động đối ngoại tiêu biểu của Hà
Nội giai đoạn 1945-2006
Chương
7. Một số nhận xét về hoạt động đối ngoại qua ngàn năm lịch sử trên đất Thăng
Long - Hà Nội
Chương
8. Bài học lịch sử và một số vấn đề đặt ra
Bình luận sách
*
PGS.TS
Trình Mưu (Bình luận bản thảo)
1. Về sự có mặt của công
trình trong Tủ sách kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
Với
tư cách là Thủ đô của quốc gia, đối ngoại là một hoạt động mà tất cả các triều
đại đều quan tâm. Đây là bộ mặt của quốc gia cần quảng bá với thế giới, cần cho
thế giới hiểu chủ trương đối ngoại hòa hiếu, hữu nghị, hợp tác, nhân ái, văn
minh của đất nước với thế giới từ vai trò của Thủ đô. Trong tủ sách Hà Nội 1000
năm văn hiến, không thể không có công trình này.
Đối
ngoại là sự tiếp tục của đối nội. Đối ngoại của Thủ đô là bộ mặt của cả nước
đối với thế giới ở tất cả mọi thời đại, bởi đây là nơi đóng đô của chính quyền
Trung ương, nơi có các cơ quan đại diện cho thế giới.
Công
trình này góp phần hoàn chỉnh bộ sách kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Sự góp mặt
của công trình này đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Thủ đô của nhân dân cả nước và bạn
bè quốc tế nhân đại lễ 1000 năm Thăng Long.
2.
Những thành công của
công trình.
Đọc kỹ công trình do PGS.TS Phạm Xuân Hằng chủ biên và
tập thể 5 tác giả là các nhà khoa học tác nghiệp tại Khoa Lịch sử Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội) có thể nhận thấy công
trình đã tái hiện được lịch sử hoạt động đối ngoại trên đất Thăng Long - Hà Nội
từ định đô đến nay. Cụ thể:
-
Trừ 2 chương 8, 9, bẩy chương bám sát diễn tiến lịch sử công trình đã khắc họa
chính xác hoạt động đối ngoại của Thăng Long -
Hà Nội dưới các triều đại trong thời Bắc thuộc, thời thuộc địa của Pháp
và thời kỳ hiện đại của Nhà nước Việt Nam trên địa bàn thủ đô. Gắn với mỗi
chương lịch sử công trình đã nêu bật các nhà ngoại giao tiêu biểu làm cho thế
giới hiểu Việt Nam, hiểu Thủ đô qua các xứ thần. Đây là những thông tin quý
trong lịch sử đối ngoại Thủ đô cho nghiên cứu đối ngoại Thủ đô nói riêng và
Việt Nam nói chung.
-
Công trình cũng trình bày chuẩn xác quan hệ ngoại giao Việt Nam qua các thời
đại với các nước láng giềng và các nước có quan hệ với Việt Nam trong quan hệ
song phương và đa phương, làm cho thế giới hiểu Việt Nam qua bộ mặt của đất
nước là Thủ đô trong lịch sử phát triển.
-
Toàn bộ nội dung công trình đã tập trung làm rõ tư tưởng đối ngoại Việt Nam, tư
tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh qua thực tiễn thủ đô: hòa hiếu, hữu nghị, hợp tác,
nhân ái, văn minh, “làm bạn với mọi nước dân chủ không gây thù oán với một ai”
(Hồ Chí Minh). Công trình đã tái hiện chủ trương đối ngoại của ông cha ta, của
Nhà nước đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với thế giới. Với các hoạt động cụ
thể của đối ngoại thủ đô trong quan hệ với các nước, công trình đã thể hiện
đúng đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện tại.
Công
trình cập nhật nhu cầu tìm hiểu về đối ngoại của Thủ đô với tư cách là trung
tâm chính trị - hành chính của một nước với độc giả trong nước và thế giới.
Những
bài học lịch sử, đặc biệt là một số đề xuất các vấn đề hiện tại của đối ngoại
Thủ đô (5 đề xuất từ trang 340 đến 347) là những khuyến nghị của thế giới
nghiên cứu rất đáng quan tâm trong đối ngoại thủ đô hiện nay.
Chương
8 và chương 9 là hai chương tập trung làm rõ hoạt động đối ngoại của Thăng Long
- Hà Nội từ định đô đến nay. Nhiều nhận xét, đánh giá và tư liệu công bố mới
góp phần làm rõ hoạt động đối ngoại của Thủ đô.
-
Cách thể hiện từ văn phong đến kết cấu tương đối nhất quán, lối viết chính sử
và hấp dẫn.
3. Một vài đề xuất để
các tác giả và lãnh đạo dự án xem xét
Đây
là công trình trình bày hoạt động đối ngoài của Thăng Long - Hà Nội, vì vậy
trong khuôn khổ công trình có thể lược bớt phần trình bày chung về đối ngoại,
ngoại giao của Đảng và Nhà nước (trong chương 6 và phần diễn biến lịch sử tương
đối chi tiết trong chương 9) mà chỉ trình bày những nội dung liên quan đến Hà
Nội góp phần vào đối ngoại, ngoại giao của chính quyền cách mạng.
-
Trong kết cấu có 1 chương (chương 7 có dung lượng không nhiều, chỉ 13 trang từ
trang 247 đến 258) trình bày về 8 nhà ngoại giao tiêu biểu theo tôi chưa thật
hợp lý. Theo tôi vẫn nên kết cấu như các chương khác cho dù có dài nhưng hợp lý
hơn. Hơn nữa nếu phải kể đến nhà ngoại giao tiêu biểu trong hơn 60 năm thì
không chỉ có 8 người, hơn nữa đây là các chính khách ngoại giao của đất nước, không
chỉ riêng Hà Nội. Điểm này Ban biên tập, chủ nhiệm dự án và tập thể các tác giả
xem thêm.
-
Phần trình bày hoạt động đối ngoại với Chămpa và các nước khác (tr.43 đến
tr.46) theo tôi cần chú ý trong biên tập. Đây là vấn đề nhạy cảm trong lịch sử
quan hệ 2 nước. Bản thảo thừa nhận “cảng Thanh Chiêm tức là cửa Quy Nhơn”
(tr.43) là của Chiêm Thành có lẽ không nên. Hơn nữa đây là đối ngoại của hai
nước Việt và Campuchia, không nên đưa vào công trình đối ngoại của Hà Nội, cần
cân nhắc.
-
Cần chú ý khâu biên tập cho thống nhất trong toàn công trình. Các ký tự chương,
tiết, mục là hợp lý đối với cuốn sách. Riêng chương 9 có các ký tự A, B là chưa
hay. Theo tôi nếu đưa trở lại như các chương trước hợp lý hơn.
4. Đánh giá chung
Đây
là công trình nghiên cứu có chất lượng, bảo đảm tính khoa học và tính chính
trị. Công trình thể hiện đúng đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng, Nhà
nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về đối ngoại. Sau chỉnh sửa có thể xuất bản công
khai.
Nhà xuất bản Hà Nội